Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:10 13/01/2023

Phần Lan đang dạy thế hệ trẻ phát hiện thông tin sai lệch như thế nào?

Quốc gia Bắc Âu đang thử nghiệm những cách mới để dạy học sinh cách phân biệt thông tin giả.

Bài học điển hình mà Saara Martikka, một giáo viên ở Hameenlinna, Phần Lan, dạy cho học sinh của mình diễn ra như sau: Cô ấy đưa cho học sinh lớp 8 của mình những bài báo. Họ cùng nhau thảo luận: Mục đích của bài báo là gì? Nó được viết như thế nào và khi nào? Thông điệp của tác giả là gì?

Phần Lan đang đưa việc phân biệt tin tức giả vào trong giáo trình học phổ thông của mình. Ảnh: NYT

“Một mẩu tin hay không đồng nghĩa với việc đó là một thông tin đúng", cô nói. Trong một lớp học vào tháng trước, cô đã cho học sinh xem ba video TikTok và họ đã thảo luận về động cơ của người sáng tạo cũng như tác động của các video. Mục tiêu của cô, giống như mục tiêu của các giáo viên trên khắp Phần Lan, là giúp học sinh học xác định đâu là thông tin sai lệch.

Phần Lan xếp thứ nhất trong số 41 quốc gia châu Âu về khả năng phục hồi trước thông tin sai lệch lần thứ năm liên tiếp trong một cuộc khảo sát được Viện Xã hội Mở ở Sofia, Bulgaria công bố vào tháng 10 vừa rồi.

Các quan chức cho biết thành công của Phần Lan không chỉ là kết quả của hệ thống giáo dục mạnh mẽ, một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới, mà còn nhờ nỗ lực phối hợp để dạy học sinh về tin giả. Kiến thức truyền thông là một phần của chương trình giảng dạy cốt lõi.

Sau Phần Lan, các quốc gia châu Âu khác cũng xếp hạng cao lần lượt là Na Uy, Đan Mạch, Estonia, Ireland và Thụy Điển. Các quốc gia dễ bị thông tin sai lệch nhất là Georgia, Bắc Macedonia, Kosovo, Bosnia & Herzegovina và Albania. Kết quả khảo sát được tính toán dựa trên điểm số về tự do báo chí, mức độ tin tưởng trong xã hội và điểm số về văn học, khoa học và toán.

Mỹ không được đưa vào cuộc khảo sát, nhưng các cuộc thăm dò khác cho thấy thông tin sai lệch đã trở nên phổ biến hơn kể từ năm 2016 và niềm tin của người Mỹ vào các phương tiện truyền thông đang ở mức thấp kỷ lục.

Một cuộc khảo sát của Gallup, được công bố vào tháng 10, cho thấy chỉ 34% người Mỹ tin rằng các phương tiện truyền thông đại chúng đang đưa tin đầy đủ, chính xác và công bằng, cao hơn một chút so với con số năm 2016. Ở Phần Lan, 76% Người Phần Lan coi báo in và báo điện tử là đáng tin cậy.

Phần Lan có lợi thế trong việc chống lại thông tin sai lệch. Hệ thống trường công lập của nước này là một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới. Đại học cũng hoàn toàn miễn phí. Người dân có sự tin tưởng cao vào chính phủ và Phần Lan là một trong những quốc gia châu Âu ít bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch. Giáo viên tại nước này cũng rất được kính trọng.

Trên hết, ngôn ngữ của Phần Lan được khoảng 5,4 triệu người sử dụng. Ông Leo Pekkala, giám đốc Viện nghe nhìn quốc gia Phần Lan, cho biết các bài viết có nội dung sai sự thật được viết bởi những người nước ngoài có thể dễ dàng được xác định thông qua lỗi ngữ pháp hoặc cú pháp.

Những bài học thiết thực

Mặc dù giáo viên ở Phần Lan được yêu cầu dạy kiến thức về phương tiện truyền thông, nhưng họ có quyền quyết định về cách thực hiện các bài học.

Học sinh xem video TikTok như một phần của bài tập về tin giả. Ảnh: NYT

Cô Martikka, giáo viên cấp hai, cho biết cô đã giao nhiệm vụ cho học sinh chỉnh sửa video và ảnh của chính mình để hiểu rằng việc thao tác thông tin dễ dàng như thế nào. Một giáo viên ở Helsinki, Anna Airas, cho biết cô và học sinh của mình đã tìm kiếm những từ như “tiêm chủng” và thảo luận về cách thức hoạt động của thuật toán tìm kiếm và lý do tại sao kết quả đầu tiên có thể không phải lúc nào cũng đáng tin cậy nhất. 

Mặc dù thanh thiếu niên ngày nay lớn lên cùng với mạng xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là họ biết cách xác định và đề phòng các video đã bị thao thúng cũng như tuyên truyền tin giả.

Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố vào năm ngoái trên Tạp chí Tâm lý học của Anh cho thấy tuổi vị thành niên là thời điểm nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi các thuyết âm mưu. 

Chính phủ Phần Lan cũng đang sử dụng các thư viện làm trung tâm dạy cho người lớn tuổi cách phân biệt thông tin trực tuyến.

Đối với giáo viên ở mọi lứa tuổi, việc đưa ra những bài học hiệu quả có thể là một thách thức. Bà Mari Uusitalo, giáo viên cấp 2 và cấp 3 ở Helsinki, cho biết dạy học truyền thống dễ hơn rất nhiều so với việc dạy phân biệt tin giả.

Cô bắt đầu bằng cách dạy học sinh về sự khác biệt giữa những gì họ nhìn thấy trên Instagram và TikTok so với những gì họ đọc trên báo Phần Lan. “Họ thực sự không thể hiểu được tin giả, thông tin sai lệch hay bất cứ thứ gì nếu họ không hiểu mối quan hệ giữa mạng xã hội và báo chí”, cô nói.

Trong suốt 16 năm làm giáo viên của Uusitalo, cô đã nhận thấy sự suy giảm rõ rệt về kỹ năng đọc hiểu, điều mà cô cho là do học sinh dành ít thời gian hơn cho sách và dành nhiều thời gian hơn chơi game và xem video. Cô cho biết, với kỹ năng đọc kém hơn và khoảng thời gian chú ý ngắn hơn, học sinh sẽ dễ tin vào tin giả hoặc không có đủ kiến thức về các chủ đề để xác định thông tin nào là sai lệch.

Uusitalo cho biết mục tiêu của cô là dạy cho học sinh những phương pháp mà họ có thể sử dụng để phân biệt giữa sự thật và tin giả. “Tôi chỉ cần cung cấp cho các em công cụ để đưa ra ý kiến của riêng mình”, cô nói.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm