Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:00 29/11/2022

Núi lửa lớn nhất thế giới phun trào, nhuộm đỏ bầu trời Hawaii

Ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất thế giới Mauna Loa đã bắt đầu phun trào lần đầu tiên sau gần 4 thập kỷ, nhuộm đỏ bầu trời Hawaii và phóng ra một lượng tro bụi khổng lồ.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết vụ phun trào bắt đầu vào cuối đêm Chủ nhật (27/11) tại miệng núi lửa trên Đảo Lớn. Đầu ngày thứ Hai, họ cho biết dòng dung nham vẫn được chứa trong miệng núi lửa khổng lồ này và hiện không đe dọa đến cuộc sống của người Hawaii ở phía dưới.

Dung nham tuôn ra từ miệng núi lửa Mauna Loa vào ngày 28 tháng 11 năm 2022. Ảnh: WHT
Dung nham được nhìn thấy trong miệng núi lửa Mauna Loa vào ngày 28 tháng 11 năm 2022. Ảnh: USGS
Dung nham phun trào từ miệng núi lửa. Ảnh: USGS

“Hiện tại không có dấu hiệu nào cho thấy bất kỳ sự di chuyển nào của vụ phun trào vào khu vực rạn nứt”, Đài quan sát núi lửa Hawaii cho biết trong một tuyên bố. Vùng rạn nứt là nơi núi bị tách ra, đá bị nứt và tương đối yếu - qua đó magma dễ dàng nổi lên hơn.

Miel Corbett, phát ngôn viên của USGS, cho biết không thể xác định được núi lửa sẽ phun trào trong bao lâu và liệu nó có thể khiến dung nham chảy đến các khu dân cư trên đảo hay không.

“Nhưng tôi có thể nói với các bạn rằng, chúng tôi hiện đang liên lạc thường xuyên với Lực lượng Phòng vệ Dân sự Hawaii và họ đang cung cấp thông tin cập nhật cho các cư dân trong cộng đồng”, Corbett nói.

USGS cảnh báo cư dân có nguy cơ bị ảnh hưởng từ dòng dung nham Mauna Loa nên chuẩn bị cho khả năng núi lửa phun trào. Các nhà khoa học đã được đặt trong tình trạng báo động vì các trận động đất gần đây gia tăng sự bất ổn trên đỉnh núi lửa.

Núi lửa Mauna Loa phun trào gần nhất là vào năm 1984. Nó là một trong năm ngọn núi lửa cùng nhau tạo nên Đảo Lớn, hòn đảo phía cực nam của quần đảo Hawaii.

Mauna Loa, cao 4.169 mét so với mực nước biển, lớn hơn nhiều ngọn núi lửa Kilauea gần đó. Kilauea từng phun trào và phá hủy 700 ngôi nhà vào năm 2018.

Mauna Loa cũng dốc hơn so với Kilauea, nên khi phun trào dung nham sẽ chảy nhanh hơn. Trong một vụ phun trào năm 1950, dung nham của Mauna Loa đã di chuyển với quãng đường 24 km ra biển trong vòng chưa đầy 3 giờ.

Đọc thêm

Xem thêm