Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 18/02/2023

Nigeria: Giàu dầu mỏ, “nghèo” khả năng lọc dầu, cần đa dạng hóa nền kinh tế

Nigeria, nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi. Nhưng việc thiếu các nhà máy lọc dầu khiến triển vọng của ngành ngày càng lu mờ, buộc nước này phải nhập khẩu nhiên liệu. Giới phân tích cho rằng nước này cần đa dạng hóa nền kinh tế.

Nigeria là một đất nước “khổng lồ” về quy mô dân số và sức mạnh kinh tế. Khoảng 220 triệu người sống ở quốc gia Tây Phi này và đến năm 2050, ước tính sẽ có 375 triệu người.

Riêng vùng Lagos đã có sản lượng kinh tế lớn hơn Kenya. Hơn nữa, Nigeria tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn hơn tất cả các quốc gia Tây Phi khác cộng lại.

Tài xế Nigeria thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu và xếp hàng dài tại các trạm đổ xăng. Ảnh: DW.

Nghèo đói gia tăng và bất ổn xã hội

Bộ máy kinh tế của Nigeria được hỗ trợ bởi nguồn dầu thô dồi dào, được tìm thấy trong các mỏ lớn ở đồng bằng sông Niger. Tuy vậy, bất chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú, màu mỡ, nền kinh tế nước này vẫn gặp khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn tốc độ tăng dân số; các chuyên gia cảnh báo về tình trạng nghèo đói gia tăng và bất ổn xã hội.

Sản lượng khai thác dầu đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại. Theo nhà kinh tế người Nigeria Afolabi Olowookere, tỷ trọng doanh thu của ngành dầu mỏ (doanh thu của Chính phủ) đã giảm từ gần 47% trong năm 2017 xuống còn 7,4% ít ỏi trong nửa đầu năm 2022.

Nigeria đã không được hưởng lợi từ sự bùng nổ giá dầu toàn cầu. Do đó, tỷ trọng của ngành dầu mỏ trong GDP của Nigeria cũng gần như giảm một nửa kể từ năm 2010, từ hơn 13% xuống chỉ còn dưới 6%.

Nhà sản xuất dầu thô nhưng nhập khẩu dầu tinh chế

Vấn đề cốt lõi của Nigeria là nước này phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu đắt tiền để đáp ứng nhu cầu xăng dầu của mình - mặc dù là nhà sản xuất dầu khí lớn nhất châu Phi.

Nigeria có tổng cộng bốn nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước, nhưng chúng đã ngày một xuống cấp và ngừng hoạt động do quản lý yếu kém.

Chính phủ nước này đã đổ hàng tỷ đô la vào trợ cấp nhiên liệu hàng năm để giải quyết vấn đề xã hội. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn phải đối mặt với hoá đơn tăng cao. Thậm chí, thị trường nội địa còn nở rộ nạn buôn lậu xăng rẻ hơn từ các nước láng giềng.

Muazu Magaji, một chuyên gia về tài nguyên dầu mỏ ở Lagos, cho rằng việc các chính trị gia thiếu chiến lược là một yếu tố quan trọng dẫn đến tình hình kinh tế sa sút này. “Có một thực tế là quốc gia này vẫn chưa chú trọng phát triển tầm nhìn về an ninh năng lượng,” ông Magaji chia sẻ với DW, đồng thời cho biết thêm rằng điều này không chỉ áp dụng cho Chính phủ hiện tại mà còn cho các chế độ trước đó.

Tăng trợ cấp nhiên liệu

Vài ngày trước, Giám đốc điều hành công ty dầu mỏ nhà nước Công ty Dầu khí Quốc gia Nigeria (NNPC), Mele Kyari, cho biết Nigeria sẽ cần khoảng 9,1 tỷ USD (8,5 tỷ euro) để đáp ứng nhu cầu trợ cấp nhiên liệu trong năm nay.

Chi phí trợ cấp nhiên liệu tăng chóng mặt cùng với thiệt hại kinh tế do giá dầu giảm gần đây đã khiến Nigeria chỉ tài trợ ngân sách thông qua khoản vay khẩn cấp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Trong khi đó, Nigeria đã nhận 5 tỷ đô la được "bơm" từ Ngân hàng Thế giới kể từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra đã giúp cho nền kinh tế lớn nhất châu Phi không bị sụp đổ.

Nguồn dự trữ ngoại hối eo hẹp

Năm 2018, IMF kêu gọi Nigeria hạn chế nợ gia tăng và đa dạng hóa nền kinh tế để tránh khủng hoảng. Điều này trở nên rõ ràng khi nhìn vào lĩnh vực dầu mỏ. Sản lượng hàng ngày của quốc gia này đạt 1,8 triệu thùng mỗi ngày trước khi xảy ra đại dịch đã giảm mạnh xuống còn khoảng 1 triệu thùng mỗi ngày.

Nguồn dự trữ ngoại hối của đất nước cũng đang ở trong vùng nguy hiểm. Các chuyên gia tài chính quốc tế cảnh báo, đồng Naira (nội tệ của Nigeria) có thể bị mất giá trị nếu các quỹ giảm xuống dưới mốc 30 tỷ đô la.

Theo nghiên cứu quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới: “Nigeria đang ở trong tình trạng kinh tế khó khăn và tình hình xấu đi”.

Triển vọng kinh tế ảm đạm

Dự kiến, đất nước châu Phi này sẽ còn phải đối mặt với nguồn thu từ thuế giảm, chi phí trợ cấp nhiên liệu tăng và giá dầu giảm khi sản lượng dầu giảm. Thêm vào đó là tỷ lệ lạm phát hơn 20% và triển vọng kinh tế có vẻ không khả quan.

Bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho thấy, tham nhũng tiếp tục làm tê liệt hoạt động kinh tế của Nigeria.

Phần lớn sự thiếu hụt dầu thô và nhiên liệu là do nạn trộm cắp. Các quan chức Chính phủ như Bộ trưởng Tài chính Zainab Ahmed giải thích, một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu xăng và dầu diesel là do hành vi trộm cắp nhiên liệu tràn lan. Ngoài ra, vị này nhận định, có những hành động phá hoại đường ống ở đồng bằng sông Niger.

Hy vọng về nhà máy lọc dầu lớn mới

Ngay bên ngoài Lagos, nhà máy lọc dầu Dangote khổng lồ đang được xây dựng. Sau khi đi vào hoạt động, nó sẽ cung cấp đáng tin cậy xăng và dầu diesel cho Nigeria.

Chủ sở hữu nhà máy lọc dầu này là tỷ phú Aliko Dangote, được coi là người giàu nhất châu Phi. Tuy nhiên, việc hoàn thành đã bị trì hoãn trong nhiều năm.

Các nhà phân tích kỳ vọng, với sự đầu tư của khu vực tư nhân sẽ tạo ra một giải pháp thay thế cho các nhà máy lọc dầu của nhà nước. Tổng công suất của bốn nhà máy lọc dầu nhà nước đạt 450.000 thùng/ngày, so với 650.000 thùng/ngày của nhà máy lọc dầu Dangote.

Các chuyên gia từ lâu đã kêu gọi Nigeria tránh xa sự phụ thuộc vào dầu mỏ. “Thật không may, chính sách đa dạng hóa đã diễn ra trong bốn hoặc năm thập kỷ,” ông Magaji nói. “Chúng ta đã nói về những cuộc cách mạng vĩ đại, muốn thúc đẩy lĩnh vực khai khoáng và phát triển nông nghiệp thành một ngành quan trọng, nhưng chúng ta đã không thành công”.

Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari thực sự đã chú trọng nhiều hơn đến phát triển nông nghiệp. Từ một trong những nước nhập khẩu ròng lúa gạo lớn nhất thế giới, đất nước tại “hòn ngọc đen” đã trở thành nước tự cung tự cấp. Nhưng vẫn chưa đủ để xuất khẩu.

Nigeria sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 25/2, khi chính phủ tiếp theo cuối cùng cũng có cơ hội thúc đẩy kế hoạch đa dạng hóa kinh tế được yêu cầu từ lâu.

Đọc thêm

Xem thêm