Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:08 29/10/2023

Những nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn nạn phá rừng đang thất bại

Bất chấp những nỗ lực nhằm chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, những diện tích rừng thiết yếu vẫn đang bị chặt hạ hàng năm. Một báo cáo mới cho biết “các khu rừng trên thế giới đang gặp khủng hoảng”.

Ngày 24/10, theo một báo cáo môi trường công bố nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn nạn phá rừng vào năm 2030 đang chững lại, với tỷ lệ mất rừng tăng 4% được ghi nhận vào năm 2022 so với năm 2021.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái rừng bao gồm hoạt động khai thác gỗ, chăn thả gia súc và xây dựng đường. (Ảnh: DW.com)

Erin Matson, người đứng đầu nhóm thực hiện "Đánh giá tuyên bố rừng", báo cáo thường niên của Liên minh các tổ chức môi trường, cho biết: “Các khu rừng trên thế giới đang gặp khủng hoảng. Cơ hội để đạt được tiến bộ đang ‘trôi qua’ chúng ta".

Năm 2021, hơn 100 quốc gia đã cam kết đẩy lùi tình trạng suy thoái rừng vào năm 2030. Cùng với đó, các doanh nghiệp và nhà đầu tư đã công khai cam kết chấm dứt nạn phá rừng toàn cầu và khôi phục tới 350 triệu hécta đất bị suy thoái vào năm 2030.

Tuy nhiên, thế giới đã không theo kịp mục tiêu 21% và đã để mất 6,6 triệu hécta rừng vào năm 2022, trong đó phần lớn là rừng nguyên sinh ở vùng nhiệt đới.

Matson cảnh báo mục tiêu năm 2030 là “điều cần thiết để duy trì khí hậu có thể sống được cho nhân loại”.

Theo bà Fran Price, Trưởng nhóm Thực hành Lâm nghiệp Toàn cầu mới của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF), những nỗ lực này đang trở nên thiếu hiệu quả khi "một diện tích rừng nhiệt đới có diện tích bằng Đan Mạch đã bị mất" kể từ khi cam kết toàn cầu được đưa ra.

Bà Price nói thêm: “Thế giới đang tàn phá rừng với những hậu quả tàn khốc trên quy mô toàn cầu”.

Theo nhóm môi trường Climate Focus, một số nguyên nhân chính dẫn đến suy thoái rừng bao gồm hoạt động khai thác gỗ, chăn thả gia súc và xây dựng đường sá.

Theo Matson, với sự gia tăng nạn phá rừng, thế giới sẽ phải giảm 27,8% vào cuối năm nay để theo kịp các mục tiêu hiện tại.

Các chuyên gia trong báo cáo cảnh báo rằng 2,2 tỷ USD (2,06 tỷ euro) hàng năm được phân bổ cho các dự án bảo vệ rừng thấp hơn đáng kể so với mức đầu tư cần thiết.

Họ cũng kêu gọi ngừng trợ cấp trong các lĩnh vực như nông nghiệp góp phần phá rừng.

Về mặt tích cực, 50 quốc gia, bao gồm Brazil, Indonesia và Malaysia, đang tiến tới chấm dứt nạn phá rừng. Báo cáo ca ngợi các quy định mới của Liên minh châu Âu nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu các mặt hàng gây ra nạn phá rừng.

Franziska Haupt, tác giả chính của báo cáo cho biết: “Hy vọng vẫn chưa mất đi. Những quốc gia này đang trở thành những tấm gương mà các quốc gia khác phải noi theo”.

Báo cáo được đưa ra trước khi các nước gặp nhau để tham gia các cuộc đàm phán quan trọng về khí hậu vào tháng tới.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm