Thị trường hàng hóa
Tuần này, Nigeria và Ghana đã trở thành hai quốc gia đầu tiên trên thế giới ủng hộ vaccine R21 mới được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Oxford do Viện Huyết thanh Ấn Độ và Novavax sản xuất.
Đây là động thái bất thường vì quyết định này được đưa ra trước khi loại vaccine này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận.
Dữ liệu chi tiết về vaccine sốt rét mới từ các cuộc thử nghiệm quy mô lớn vẫn chưa được công bố rộng rãi và không rõ các quốc gia này sẽ chi trả cho việc tiêm vaccine như thế nào.
Tuy nhiên, tính cấp bách của việc giải quyết căn bệnh giết chết hơn 600.000 người mỗi năm, hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi, ở châu Phi phía Nam sa mạc Sahara và những nỗ lực gần đây nhằm tăng cường sự chủ động giám sát thuốc trong khu vực, đang làm thay đổi quy trình.
Ít nhất 10 cơ quan quản lý của các quốc gia châu Phi khác đang xem xét dữ liệu thử nghiệm để đánh giá các mũi tiêm và nhiều nước trong số này dự kiến sẽ phê duyệt nó trong những tuần tới, WHO cho biết tại một cuộc họp cấp cao trong tuần này.
Adrian Hill, nhà nghiên cứu vaccine tại Đại học Oxford, người đứng đầu nhóm phát triển vaccine R21 cho biết, vaccine này có hiệu quả khoảng 70%-80% trong các thử nghiệm giai đoạn cuối. Vaccine ngừa sốt rét đầu tiên trên thế giới là Mosquirix, được phát triển trên cơ sở hợp tác giữa GlaxoSmithKline (GSK) và Viện nghiên cứu quân đội Walter Reed, được tài trợ bởi Quỹ Bill và Melinda Gates và Sáng kiến vaccine sốt rét PATH, đã được WHO cấp phép vào năm 2021. Tuy nhiên, Mosquirix nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi do thiếu kinh phí và được cho là kém hiệu quả hơn với tỉ lệ phòng bệnh chỉ 26 đến 50%.
Giám đốc điều hành Viện Huyết thanh Adar Poonawalla cho biết công ty của ông sẽ sản xuất 20 triệu liều vaccine R21 trong 2 tháng tới. Poonawalla cho biết: “Chúng tôi cam kết cung cấp vaccine R21 cho những người cần nó nhất".
Poonawalla cho biết nguồn cung sẽ đủ để tiêm cho 5 triệu trẻ em (với liệu trình là 4 mũi tiêm) trước mùa sốt rét sắp tới, thường bắt đầu vào tháng 6 tùy thuộc vào từng quốc gia, Poonawalla cho biết.
Như vậy, với giá 3 đô la mỗi mũi tiêm, nguồn cung trị giá khoảng 60 triệu đô la.
Các động thái này là một dấu hiệu nữa cho thấy các quốc gia châu Phi muốn chủ động trong việc giám sát dược phẩm của riêng họ, giảm sự phụ thuộc vào các chính phủ và công ty phương Tây, sau khi COVID-19 bộc lộ sự bất bình đẳng trong cung cấp vaccine.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm