Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:30 28/10/2022

Nhiên liệu hóa thạch sẽ “thịnh hành” trong vài năm tới

Đỉnh điểm “ cơn nghiện” nhiên liệu hóa thạch của toàn cầu có thể đạt đỉnh điểm từ cuối thập kỷ này, nguyên nhân một phần do cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ xung đột Nga - Ukraine.

Theo cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), xung đột Nga - Ukraine và sự gián đoạn các thị trường năng lượng đã phân bổ lại cung và cầu trên toàn cầu. Cơ quan này cho biết, nếu các chính phủ thực hiện tốt các mục tiêu chính sách mà họ đã đề ra gần đây để ứng phó với cuộc khủng hoảng, họ sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo sạch.

Trong một kịch bản khác, IEA nhận định nhu cầu tiêu thụ than nhằm chống cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ chỉ là tạm thời, trong khi nhu cầu khí đốt tự nhiên sẽ ổn định vào cuối thập kỷ này. Tăng vọt sử dụng xe điện, nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt đỉnh vào khoảng giữa thập kỷ tới, duy trì cho đến khoảng năm 2050 và sau đó sẽ giảm dần.

Một số quốc gia, chẳng hạn như Đức, đang giữ các nhà máy nhiệt điện than hoạt động lâu hơn so với kế hoạch. Ảnh: WSJ.

Thế giới năng lượng đang thay đổi đáng kể trước mắt chúng ta. Các phản ứng của chính phủ trên khắp thế giới hứa hẹn sẽ biến đây trở thành một bước ngoặt lịch sử và dứt khoát.

Trước đó, IEA dự kiến nhu cầu tiêu thụ dầu gần như đạt mức cao bắt đầu từ giữa những năm 2030,và theo dự kiến mới nhất, cơ quan này đưa ra một mốc thời gian có thể cho việc giảm hoặc giữ nguyên nhu cầu đối với tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch.

Trong khi đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã đặt ra mốc thời gian xa hơn nhiều. OPEC đã nói rằng nhu cầu dầu mỏ sẽ đạt đỉnh ở các quốc gia giàu có bắt đầu từ giữa những năm 2020, nhưng nhu cầu ở các quốc gia nghèo hơn sẽ tiếp tục tăng ít nhất cho đến năm 2045.

Theo một nhà phân tích, lượng khí thải toàn cầu sẽ tăng đến mức “có thể đốt cháy Trái đất” đến các mức đe dọa các tác động nghiêm trọng. Các quốc gia dự kiến sẽ tập hợp vào tháng tới cho một vòng đàm phán khác do Liên hợp quốc khởi xướng về việc cắt giảm lượng khí thải xuống mức mà các nhà khoa học tin rằng sẽ giúp tránh được những tác động nghiêm trọng đó.

Kịch bản của IEA không dự báo sự suy giảm nhanh chóng về cơn khát dầu, khí đốt và than của thế giới, thay vào đó, những loại năng lượng này sẽ chỉ đạt đỉnh trong ngắn hạn. Là một phần của nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu, nhiên liệu hóa thạch đã giữ ổn định ở mức 80% trong nhiều thập kỷ. IEA cho biết sự thay đổi do cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay sẽ giảm xuống dưới 75% vào năm 2030 và xuống 60% vào năm 2050.

Do gặp nhiều “rắc rối” về vấn đề bảo vệ môi trường, các chính phủ đã gấp rút đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng thay thế. Đồng thời, họ đã đẩy nhanh các cam kết thúc đẩy năng lượng tái tạo, với các cam kết đạt tổng trị giá 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030, nhiều hơn 50% so với mức hiện tại.

Cụ thể, Hoa Kỳ đã cam kết chi hàng tỷ đô la cho công nghệ năng lượng tái tạo và nhiều biện pháp khác nhau do Liên minh châu Âu ban hành để chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn. Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc công bố sẽ bổ sung thêm năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo vào hỗn hợp năng lượng của họ. IEA cũng đã tìm ra các mục tiêu năng lượng sạch đầy tham vọng ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Bất chấp dự báo của IEA, nhiều nhà kinh tế năng lượng cảnh báo rằng kế hoạch giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng cường nguồn năng lượng sạch của các quốc gia đang gặp phải những trở ngại lớn trên thực tế, đặc biệt là trong thời kỳ thị trường hỗn loạn và thiếu điện hiện nay.

Tiêu thụ than đã tăng lên ở châu Âu khi cuộc chiến ở Ukraine và những hạn chế tiếp theo trong việc cung cấp khí đốt tự nhiên đã thúc đẩy các quốc gia từ Đức đến Ý duy trì hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than lâu hơn kế hoạch, tăng sản lượng hoặc đưa các nhà máy trở lại sau khi “nghỉ hưu”.

Các chính phủ châu Âu đang tranh giành để tìm nguồn cung cấp khí đốt thay thế — nghiên cứu các biện pháp bao gồm các hợp đồng dài hạn và các cơ sở nhập khẩu đắt tiền mà các nhà môi trường cho rằng có thể kéo dài thời gian sử dụng nhiên liệu này.

Thị trường năng lượng toàn cầu không chắc chắn và tình trạng thiếu điện trong năm qua đã khiến Trung Quốc, quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, xem xét phê duyệt việc xây dựng thêm nhiều nhà máy điện chạy bằng than trong nước, một nguồn năng lượng được coi là tương đối an toàn.

Trong khi đó, việc triển khai năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời đã bị đình trệ ở các quốc gia bao gồm Hoa Kỳ và Ấn Độ do các yếu tố khác nhau từ chính sách và rào cản thương mại đến tắc nghẽn vận chuyển và chậm cấp phép.

Việc giảm nguồn cung năng lượng của Nga là nét vẽ nổi bật trên bản đồ năng lượng mới trong năm nay. Sự xoay trục của Châu Âu sang năng lượng tái tạo sẽ khiến Nga khó nổi bật trong tương lai. Mặc dù quốc gia này đã tìm cách chuyển hướng cung cấp khí đốt và dầu của mình sang các nền kinh tế châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ.

EU đặt mục tiêu áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với việc vận chuyển dầu thô của Nga trên toàn thế giới. Trong khi đó, việc thiếu các đường ống dẫn khí đốt ở các vùng phía đông của Nga sẽ khiến việc vận chuyển nguồn cung cấp khí đốt sang Trung Quốc trở nên khó khăn, IEA cho biết.

Đồng thời, một số chính phủ phương Tây đã lên kế hoạch đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo. Tại Hoa Kỳ, gói pháp luật về khí hậu, chăm sóc sức khỏe và thuế của chính quyền Biden, được gọi là Đạo luật Giảm lạm phát, đã phân bổ khoảng 369 tỷ USD cho các chương trình khí hậu và năng lượng, bao gồm trợ giúp người tiêu dùng mua xe điện và đầu tư vào năng lượng tái tạo và hạt nhân.

EU đã vạch ra kế hoạch chi tương đương 317 tỷ USD trong 5 năm tới để đại tu nguồn cung cấp năng lượng và chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, trong khi các nền kinh tế lớn khác bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đưa ra các đề xuất tương tự. Trong khi đó, Trung Quốc đang đạt kỷ lục về lắp đặt năng lượng gió và năng lượng mặt trời.

Cuộc khủng hoảng năng lượng là một bộ khuếch đại và một lời cảnh tỉnh cho quá trình chuyển đổi năng lượng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm