Thị trường hàng hóa
Dữ liệu mới của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho thấy sự can thiệp của Nhật Bản vào thị trường tiền tệ vào tuần trước đã tiêu tốn khoảng 3 nghìn tỷ yên (20,9 tỷ USD), khiến đây trở thành hành động kỷ lục trong một ngày của nước này.
BOJ và Chính phủ Nhật Bản đã can thiệp lần đầu tiên sau 24 năm để mua đồng yên và bán đồng USD vào thứ 5 tuần trước, nhưng phải mất hai ngày làm việc để các khoản thanh toán được hiển thị trong tài khoản của Ngân hàng Trung ương. Thứ 6 tuần qua là ngày lễ quốc gia, vì vậy phạm vi can thiệp sẽ kéo dài sang đến thứ 3 tuần này.
Vào thứ 2, BOJ đã đăng các nguồn dự kiến thay đổi đối với số dư tài khoản vãng lai của ngày thứ 3. Các con số cho thấy số dư giảm 3,6 nghìn tỷ yên cho “quỹ kho bạc và các quỹ khác”, một danh mục phản ánh sự can thiệp ngoại hối.
Nếu không có sự can thiệp của tiền tệ, danh mục này sẽ chỉ giảm từ 0 đến 700 tỷ yên vào thứ 3, theo ước tính của một nhà kinh doanh thị trường tiền tệ. Điều này cho ta thấy BOJ đã can thiệp vào khoảng từ 2,9 nghìn tỷ đến 3,6 nghìn tỷ yên.
Con số này đã vượt qua kỷ lục trước đó của Nhật Bản về việc can thiệp vào thị trường tiền tệ, được thiết lập vào ngày 10 tháng 4 năm 1998, ở mức 2,62 nghìn tỷ yên. Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết họ sẽ công bố con số chính thức sau khi hoàn tất mọi quy trình.
Sau sự can thiệp của BOJ vào ngày thứ 5, đồng tiền Nhật Bản đã mạnh lên trong một thời gian ngắn từ mức 145 yên mỗi USD lên mức 140 yên mỗi USD. Nhưng bây giờ đồng yên Nhật một lần nữa lại có xu hướng yếu hơn. Các nhà đầu cơ tiền tệ đang bán đồng yên để tận dụng cách chính sách siêu lỏng lẻo của BOJ không phù hợp với nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc kiềm chế đồng yên yếu.
Phát biểu với các phóng viên vào cuối ngày thứ 2, Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda gọi sự can thiệp này là “rất phù hợp” và nhắc lại rằng cách can thiệp của BOJ đã nhanh chóng củng cố đồng tiền này mạnh lên khoảng 5 yên so với đồng USD.
Ông Kuroda nói sau cuộc họp với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở Osaka: “Ngay cả bây giờ, đồng yên đang dao động ở mức khoảng 143 yên mỗi USD, vì vậy động thái này của BOJ vẫn đang phát huy tác dụng.”
Masayoshi Matsumoto, Chủ tịch Liên đoàn Kinh tế Kansai cho biết: “Sự can thiệp này của Nhật Bản rất có ý nghĩa”. Ông Matsumoto là hiện đang Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Sumitomo Electric - một nhà sản xuất dây điện và cáp quang lớn của Nhật Bản.
Nhiều người trên thị trường đang đặt câu hỏi về tính bền vững của các tác động tích cực của sự can thiệp của đồng yên nếu BOJ vẫn tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ mở rộng - một bước đi góp phần khiến đồng yên mất giá.
Phát biểu với báo giới hôm thứ 2 sau cuộc họp nội các, Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cam kết sẽ “có những phản ứng cần thiết hơn” nếu đồng yên suy yếu hơn nữa. Suzuki nói: “Sẽ hoàn toàn không có gì thay đổi đối với lập trường của chúng tôi.”
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm