Thị trường hàng hóa
Dữ liệu cũng cho thấy Australia vẫn là nguồn nhập khẩu LNG lớn nhất của Nhật Bản với 2,4 triệu tấn trong tháng 3, giảm 12% so với một năm trước, theo sau là khối lượng gần như không đổi là 1,05 triệu tấn từ Malaysia.
Mặc dù khối lượng giảm xuống 425.000 tấn, Nga vẫn là nhà cung cấp LNG lớn thứ ba của Nhật Bản vào tháng trước, với giá nhập khẩu trung bình là 14,64 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu).
Dữ liệu cho thấy nguồn cung từ Mỹ chảy vào Nhật bản tăng 41% lên 268.000 tấn với mức giá 11,98 USD/mmBtu, rẻ hơn không chỉ nguồn cung của Nga mà còn cả LNG của Australia và Malaysia ở mức 15,84 USD và 14,26 USD/mmBtu tương ứng.
Nhật Bản là cổ đông của dự án dầu mỏ Sakhalin 1 và dự án LNG Sakhalin 2 ở vùng viễn đông của Nga.
Vào tháng 2, Nhật Bản đã nhập khẩu trung bình 8.300 thùng dầu mỗi ngày từ Nga, giảm 94% so với một năm trước, trung bình 69,98 USD/thùng, dữ liệu của Bộ Tài chính cho thấy.
Theo EIA, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 3,7 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 31/3, xuống còn 470 triệu thùng, giảm nhiều hơn so với mức dự báo được các nhà phân tích đưa ra trước đó là 2,3 triệu thùng. Trong đó, riêng các kho dự trữ dầu thô tại thành phố Cushing, bang Oklahoma, trung tâm phân phối dầu thô lớn của Mỹ đã giảm 970.000 thùng trong tuần.
Dự trữ xăng và các sản phẩm liên quan cũng giảm mạnh, cho thấy nhu cầu tăng chỉ vài ngày sau khi các nước thuộc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu thêm khoảng 1,16 triệu thùng mỗi ngày.
Trong khi đó, xuất khẩu dầu thô của Mỹ tăng lên 5,2 triệu thùng/ngày, mức cao thứ hai được ghi nhận. Nhập khẩu dầu thô cũng tăng 1,16 triệu thùng/ngày.
Lượng dầu thô sản xuất bởi các nhà máy lọc dầu giảm 198.000 thùng/ngày trong tuần trước, giảm nhẹ so với mức cao nhất trong năm 2023 là 15,8 triệu thùng/ngày của tuần trước đó.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm