Thị trường hàng hóa
CPI Mỹ giảm so với tháng 8
Đêm 13/10 theo giờ Việt Nam, Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9. Theo đó, chỉ số CPI tháng 9 là 8,2%, thấp hơn so với tháng 8 0,1%.
So sánh diễn biến của CPI Mỹ từ tháng 7 đến tháng 9 có thể thấy, chỉ số CPI đang có diễn biến tích cực theo hướng giảm dần. Điều này làm khiến hy vọng về tốc độ lạm phát tại Mỹ có thể chững lại.
Chỉ số CPI tháng 7, 8 và 9 tại Mỹ lần lượt là 8,5%, 8,3% và 8,2%. Tại thời điểm tháng 9, giới phân tích dự báo, chỉ số CPI của Mỹ sẽ là 8,1%. Như vậy, con số thực tế cao hơn dự báo là 0,1%.
Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thế giới khi đây là nền kinh tế hàng đầu. Với mức CPI tăng như vừa nêu, khả năng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tiếp tục tăng lãi suất điều hành trong kỳ tới ở mức dự báo khoảng dưới 75 điểm, tức thấp hơn so với kỳ trước.
Thông tin chỉ số CPI Mỹ được công bố ngay lập tức phả hơi nóng đến thị trường chứng khoán.
Chỉ số Dow Jones Industrial Average lập tức tăng 827,87 điểm - tương đương 2,83% so với phiên trước.
Chỉ số Nasdaq Composite cũng bật tăng 232,05 điểm - tương đương 2,23%. Chỉ số S&P 500 tăng 92,88 điểm - tương đương 2,60%. Chỉ số Nysecomposite tăng 342,17 điểm - tương đương 2,53%.
Chỉ số S&P 500 nơi hiện diện của những cổ phiếu hàng đầu thế giới cũng đánh dấu sự tăng trưởng của hàng loạt "ông lớn".
Đầu tiên phải kể đến cổ phiếu của Apple tăng 3,36%, Tesla tăng 2,06%, Nvidia tăng 4,0, Bank of America tăng 6,13%, Intel tăng 4,30%...
Tại Châu Âu, chỉ số FTSE 100 tăng 24,12 điểm. Chỉ số Dax Performance Index tăng 1,51%. CAC 40 cũng tăng 60.72 điểm.
Thông tin tích cực từ các nền kinh tế lớn ngay lập tức gây hiệu ứng đến các sàn chứng khoán Châu Á.
Sáng 14/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 876,73 điểm - tương đương 3,33%. Chỉ số SSE Composite Index tăng 57,00 điểm. Sàn Hang Seng Index tại Hàn Quốc cũng tăng 586,26 điểm - tương đương 3,58%.
Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam - CSI cho rằng: Nhà đầu tư cần tiếp tục quan sát tình hình lạm phát tại Mỹ và các nền kinh tế lớn trên thế giới. Nếu chỉ số CPI tiếp tục tăng cao, không có dấu hiệu giảm hoặc chững lại và FED tiếp tục nâng lãi suất điều hành thì đó là chỉ báo xấu đối với thị trường chứng khoán. Ngược lại, chỉ số giá tiêu dùng giảm, tình hình lạm phát chững lại và FED giảm lãi suất là dấu hiệu tích cực.
Những dấu hiệu tích cực
Thông tin cuộc gặp giữa Tống thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bàn về phương án giải quyết xung đột Ukraine và năng lượng Châu Âu có nhiều điểm quan trọng. Đó là việc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến xây dựng Trung tâm khí đốt Châu Âu đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đường dẫn Turk Stream. Dù mới là dự kiến, song thông tin mở ra tia hy vọng giải quyết nhu cầu khí đốt cho cả Châu Âu khi mùa đông khắc nghiệt đang trước mắt.
Giá vàng thế giới trong đêm 13/10 cũng giảm mạnh và nỗ lực kiềm chế sự leo thang của giá năng lượng cũng góp đặt ra hi vọng về một thế giới ổn định hơn.
Tuy vậy, giới quan sát cũng lưu ý rằng: Tình hình chiến tranh Nga - Ukraine còn diễn biến phức tạp và chứa đựng yếu tố bất ngờ. Vì vậy, nhà đầu tư cần chuẩn bị sẵn tâm lý cho các cú sốc có thể xảy ra trên thị trường chứng khoán.
Tại Việt Nam, thông tin Ngân hàng nhà nước bơm 116.000 tỷ đồng ra thị trường, đồng thời giảm lãi suất cũng tác động tích cực đến thị trường.
Ngoài ra, tình hình lạm phát trong nước duy trì ở mức thấp, trong khi tỷ lệ tăng trưởng GDP dự kiến thuộc nhóm cao so với khu vực và thế giới cũng trở thành điểm tựa tâm lý cho nhà đầu tư.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số Vn - Index có 3 phiên đạt sắc xanh sau quá trình giảm chạm ngưỡng 998 điểm.
Phiên giao dịch ngày 13/10, Vn - Index trụ vững mốc trên 1.000 điểm và có dấu hiệu hồi phục bất chấp việc thanh khoản giảm sâu nhất trong 2 năm.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm