Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:21 16/03/2023

Người tiêu dùng Trung Quốc có thể giải cứu nền kinh tế toàn cầu?

Bất chấp sự lạc quan thái quá về tác động của người tiêu dùng Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu, nhà kinh tế Qian Wang của Vanguard vẫn thận trọng về triển vọng dài hạn của đất nước

Nền kinh tế Trung Quốc đang trên đà phục hồi hậu Covid và đạt nhiều tín hiệu khả quan trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thị trường dường như lạc quan thái quá về tác động của người tiêu dùng Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu.

Khả năng xảy ra suy thoái có thể sẽ giảm đáng kể, nhưng về lâu dài, Trung Quốc có thể không còn là động lực kinh tế như trong những thập kỷ gần đây.

Ảnh minh họa. Theo Portfolio Adviser.

Tại sao thị trường lạc quan?

Trung Quốc dường như đang trên đà đạt được mức dự báo tăng trưởng 5,3% cho năm 2023, cao hơn một chút so với mức đồng thuận và cao hơn ước tính trước đó của là 4,5% vào năm 2022.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Trung Quốc ước tính rằng 80% dân số đã bị nhiễm Covid-19, vì vậy quốc gia này có thể đã vượt qua mức lây nhiễm cao nhất và đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, giúp giảm bớt các rào cản đối với tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Điều này có thể sẽ có tác động tích cực không chỉ đối với Trung Quốc mà còn cho toàn thế giới.

Tuy nhiên, những thành quả gần đây trên thị trường hàng hóa và chứng khoán toàn cầu cho thấy một số người đang đánh giá quá cao về tác động mà sự phục hồi kinh tế Trung Quốc mang lại.

Tại sao tác động có thể không đáp ứng kỳ vọng?

Khoản tiết kiệm thặng dư của Trung Quốc trong ba năm qua được dự đoán trong khoảng 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Nhiều khoản đến từ việc mua ít nhà hơn và giảm bớt các khoản đầu tư trong thời kỳ thị trường hỗn loạn, chứ không nằm ở các khoản tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng sử dụng cho hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.

Không giống như người tiêu dùng ở các thị trường phát triển, các hộ gia đình Trung Quốc không gặp phải tình trạng thiếu hàng hóa kéo dài. Hơn nữa, doanh số bán ô tô phần lớn đã được trả trước vào nửa cuối năm 2022 nhờ các ưu đãi về thuế. Vì vậy, có thể có ít nhu cầu bị dồn nén hơn một số người mong đợi.

Hầu hết các khoản tiết kiệm vượt mức được nắm giữ bởi các hộ gia đình giàu có, những người có xu hướng chi tiêu tương ứng với tài sản của họ. Đối với những người ít khá giả hơn, động cơ tiết kiệm phòng ngừa vẫn chưa thể ngừng lại do sự phục hồi chậm chạp của thị trường lao động, mạng lưới an sinh xã hội bấp bênh và triển vọng dài hạn còn mơ hồ.

Bên hưởng lợi nhiều nhất từ ​​người tiêu dùng Trung Quốc

Sự phục hồi tức thời nào trong tiêu dùng thường đến từ tầng lớp khá giả ở Trung Quốc hơn là tầng lớp lao động phổ thông. Khi những người giàu chi tiêu, những người hưởng lợi ngay lập tức có thể là những nhà sản xuất hàng xa xỉ, ngành du lịch và dịch vụ giáo dục.

Theo dữ liệu từ Tổ chức Thương mại Thế giới, vào năm 2019, trước khi Covid-19 xuất hiện, du khách Trung Quốc chiếm khoảng 20% ​​tổng chi tiêu du lịch. Nếu mô hình chi tiêu đó tiếp tục vào năm 2023, các nền kinh tế có khả năng được hưởng lợi nhất là các nước châu Á vì 9 trong số 10 quốc gia hàng đầu được khách du lịch Trung Quốc ghé thăm nhiều nhất vào năm 2019 là ở khu vực này.

Dịch vụ giáo dục - chủ yếu là du học tại các trường đại học - cũng có khả năng phục hồi, chủ yếu ở Úc, Anh và Mỹ.

Sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là du lịch, cũng sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu các mặt hàng như dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là áp lực lạm phát cao hơn gây ra thách thức cho các ngân hàng trung ương.

Tại sao có thể tránh suy thoái kinh tế toàn cầu?

Hiện tại, 20% kinh tế thế giới đến từ Trung Quốc. Bất kỳ sự gia tăng nhu cầu nào đối với các sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu đều sẽ có lợi, ngay cả khi điều đó không nhất thiết ở mức độ mà một số người có thể dự đoán.

Xác suất xảy ra suy thoái toàn cầu vào năm 2023 được ước tính vào khoảng 50/50. Với tốc độ mà Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi, khả năng con số sẽ xuống dưới 50%.

Tại sao cần thận trọng về tăng trưởng dài hạn của Trung Quốc?

Bất ổn kinh tế toàn cầu, dân số già và khu vực tư nhân đang thu hẹp chỉ là một số vấn đề cơ cấu của Trung Quốc. Năm 2022, Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm dân số đầu tiên kể từ năm 1961.

Tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc có thể chậm lại ở mức 3% - 4% hoặc ít hơn, không quá thấp nhưng cũng không thực sự đủ để thúc đẩy nền kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây.

Hiện tại, Trung Quốc có thể cung cấp đủ động lực cho nền kinh tế toàn cầu để ngăn chặn suy thoái.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm