Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:07 16/04/2023

Người dân Argentina oằn mình trước mức lạm phát 104,3%

Lần đầu tiên kể từ năm 1991, lạm phát cả năm ở Argentina đạt mức cao nhất hơn 3 thập kỷ, vượt ngưỡng 100%

Đây là dấu hiệu cho thấy Chính phủ nước này không thành công trong việc kiểm soát đà leo thang của giá cả - nhân tố đang gây ra những thách thức to lớn đối với nền kinh tế ở quốc gia vùng Nam Mỹ.

Trong tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng ở nước này tăng 6,6%, nâng tổng mức tăng trong 12 tháng lên 102,5%. Đây là mức lạm phát cao nhất ở Argentina kể từ khi nước này thoát khỏi cuộc khủng hoảng lạm phát phi mã vào đầu thập niên 1990, và đưa Argentina vào hàng ngũ những nền kinh tế có mức lạm phát ngất ngưỡng nhất thế giới hiện nay.

 

Ảnh minh họa: CNBC.

Theo dữ liệu được công bô vào hôm thứ Sáu tuần này, chỉ số lạm phát trong riêng tháng 3 đạt 7,7%, cao hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích là 7,1%, đánh dấu mức tăng hàng tháng nhanh nhất kể từ năm 2002.

Trước thềm bầu cử vào tháng 10, đây chính là một nguyên nhân gây áp lực lên Chính phủ.

“Tôi cố gắng nghĩ rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ khá giả hơn. Nhưng tình hình lạm phát mà Argentina đang phải đối mặt thật khủng khiếp. Cảm giác chưa từng có trước đây,” Claudia Hernansaez, một nhân viên công ty xuất bản cho biết.

Giá cả tăng vọt, tiền lương không mấy chuyển động đã đẩy người dân tại quốc gia vào thế khó, với tỷ lệ nghèo đói lên gần 40%.

Dù từng là một nhà xuất khẩu ngũ cốc quan trọng trên toàn cầu, quốc gia Nam Mỹ cũng đang phải vật lộn với một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử đã tàn phá các vụ mùa đậu nành, ngô và lúa mì.

Tệ hơn nữa, nền kinh tế đã mất hàng tỷ đôla do xuất khẩu thâm hụt và đẩy giá nội địa tăng cao ngay cả khi chiến tranh ở Ukraine vốn đã khiến giá lương thực tăng cao.

Người phát ngôn của tổng thống Gabriela Cerruti viết trên Twitter: “Con số mà chúng ta thấy hôm nay cho thấy thời điểm tồi tệ nhất về tác động của cuộc chiến đối với giá cả quốc tế và đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử ở nước ta”.

Hiện tại, mỗi chuyến đi đến siêu thị lại gợi cho người dân tại quốc gia này lời nhắc nhở về cuộc khủng hoảng lạm phát, tồi tệ nhất kể từ năm 1991. Ông Juan Tartara, đã nghĩ hưu chia sẻ giá của nhiều liệu nhu yếu phẩm tăng vọt khiến ông không dám đến những khu siêu thị đắt đỏ.

“Đôi khi lương thực tăng đến 10% hoặc 15%”, ông nói. “Trong một năm, giá thịt bò tăng từ khoảng 1.000 Peso (4,66 USD) hoặc 1.200 Peso (5,63 USD) lên 2.800 Peso (13,05 USD)”, đó là con số khủng khiếp, tôi chưa dám tin – ông Juan cho hay.

Paola Lavezzari, làm việc trong lĩnh vực xuất bản, cho biết lạm phát buộc cô phải thắt chặt hầu bao và mua những sản phẩm rẻ hơn.

“Lạm phát khiến tôi phải mua những thứ rẻ hơn, tất nhiên chất lượng đi kèm với giá trị đồng tiền. Thật không dễ để mua những đồ có chất lượng tốt hơn”, cô chia sẻ.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm