Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:00 10/10/2023

Nga cho phép xuất khẩu dầu diesel trở lại

Chính phủ Nga vừa thông báo dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel qua đường ống chỉ sau hơn hai tuần áp dụng việc cấm xuất khẩu phần lớn các loại xăng dầu.

Nga hiện là quốc gia xuất khẩu dầu diesel lớn nhất thế giới, chiếm hơn 13% tổng nguồn cung toàn cầu.

Dầu Diesel là sản phẩm từ dầu được Nga xuất khẩu nhiều nhất với khối lượng khoảng 35 triệu tấn trong năm 2022; trong đó, gần 75% là qua đường ống. Nga cũng đang là quốc gia xuất khẩu dầu diesel lớn nhất thế giới, chiếm hơn 13% tổng nguồn cung diesel toàn cầu kể từ đầu năm đến nay.

"Chính phủ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel qua đường ống, miễn là các công ty cung cấp ít nhất 50% lượng dầu diesel sản xuất ra cho thị trường nội địa", Chính phủ Nga cho biết.

Lệnh cấm xuất khẩu xăng vẫn được Nga giữ nguyên; trong năm ngoài, Nga đã xuất khẩu 4,8 triệu tấn xăng. Trước đó, ngày 21/9, Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm tạm thời việc bán xăng và dầu diesel sang tất cả các nước, trừ 4 quốc gia thuộc Liên minh Kinh tế Á-Âu gồm Belarus, Kazakhstan, Armenia and Kyrgyzstan. Lệnh cấm này có hiệu lực ngay lập tức, nhằm đảm bảo nguồn cung nhiên liệu cho thị trường nội địa và chống tình trạng đầu cơ.

Xem thêm: "Nga tạm thời cấm xuất khẩu xăng dầu, EU có thể thiếu nhiên liệu nghiêm trọng" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Động thái này đã khiến thị trường toàn cầu, đặc biệt là Liên minh châu Âu (EU), lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, nhất la khi mùa Đông đang đến gần. Mặc dù EU đã cấm nhập khẩu các sản phẩm nhiên liệu tinh chế từ dầu thô có nguồn gốc từ Nga kể từ tháng 2/2023, tuy nhiên giới phân tích chỉ ra rằng Nga đã tăng xuất khẩu các sản phẩm tinh chế lên 50% trong quý đầu tiên sang châu Phi - sau đó các lô hàng này lại được tái xuất sang EU.

Trong thời gian gần đây, Nga đã đối mặt với tình trạng căng thẳng nguồn cung nhiên liệu tại thị trường trong nước, chủ yếu do các vấn đề logistics, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hoạch nông sản của nước này và đẩy giá nhiên liệu tăng cao.

Sau khi áp dụng lệnh cấm xuất khẩu, giá bán buôn dầu diesel và xăng tại Nga đã lần lượt giảm 21% và giảm 10%. Mặc dù giá bán lẻ nhiên liệu tại nước này chưa sụt giảm tương ứng nhưng Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết lệnh cấm đã bắt đầu có tác động tích cực. Cơ quan Chống độc quyền Liên bang Nga (FAS) cho biết họ đã gửi hướng dẫn đến các hãng dầu để đề nghị giảm giá các sản phẩm từ dầu.

Theo dõi giá xăng dầu hàng ngày trên Tạp chí Công Thương tại đây. 

Động thái nối lại việc xuất khẩu dầu diesel của Nga diễn ra trong bối cảnh liên minh OPEC+ vừa quyết định duy trì việc siết chặt nguồn cung dầu thô như hiện nay cho đến cuối năm 2024. Nga và Saudi Arabia, hai quốc gia chủ chốt của liên minh OPEC+, cũng tự nguyên cắt giảm thêm sản lượng cho đến cuối năm nay.  

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm