Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:13 13/03/2023

Nền kinh tế toàn cầu hưởng lợi từ giá năng lượng giảm

Các nhà kinh tế ước tính giá khí đốt tự nhiên (LNG) hạ nhiệt có thể thúc đẩy sản lượng của châu Âu thêm 1,5%, đồng thời giúp gia tăng niềm tin của người tiêu dùng.

Giá dầu mỏ và khí đốt tự nhiên (LNG) sụt giảm đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp người tiêu dùng nhẹ nỗi lo hóa đơn năng lượng, củng cố niềm tin và giảm bớt áp lực lên ngân sách Chính phủ.

Các nhà kinh tế cho biết, giá năng lượng đang giảm theo một cách nào đó để giải thích cho lý do tại sao trong thời gian gần đây nền kinh tế Mỹ và châu Âu mạnh bất ngờ.

Giá năng lượng giảm giống như cắt giảm thuế, giúp các hộ gia đình có nhiều tiền hơn để chi tiêu và củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Ảnh: WSJ.

Theo khảo sát kinh doanh của S&P Global, các nhà quản lý chuỗi cung ứng ở cả hai bờ Đại Tây Dương lạc quan hơn so với nhiều tháng trước.

Vận may này đang bù đắp phần nào cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và Chính phủ khi các ngân hàng trung ương đồng loạt đẩy lãi suất lên để hạ nhiệt lạm phát cao trong lịch sử.

Giá dầu thô, khí đốt giảm đáng kể

Kể từ giữa năm 2022, giá một thùng dầu thô đã giảm hơn 1/3, giảm từ 121 đôla xuống còn khoảng 77 đôla/thùng. Một số nhà kinh tế cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ đẩy giá dầu lên cao hơn, nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra.

Tại châu Âu, giá khí đốt tự nhiên bán buôn chuẩn đã giảm gần 90% kể từ mùa hè năm 2022, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2021, nhờ thời tiết ấm áp, tinh thần tiết kiệm và tăng nhập khẩu.

Năng lượng góp mặt trên hầu hết các phương diện từ hàng hóa đến dịch vụ, khiến nó có tầm quan trọng vượt trội mặc dù các nền kinh tế tiên tiến đã giảm mức tiêu thụ năng lượng đáng kể.

Neil Shearing, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics ở London, cho biết: “Thật khó để phóng đại tầm quan trọng của năng lượng đối với triển vọng kinh tế vĩ mô của châu Âu”.

Đối với châu Âu, giá khí đốt tự nhiên giảm giúp tiết kiệm chi phí rất lớn, cụ thể tương đương khoảng 3,5% tổng sản phẩm quốc nội trong năm 2023 đối với Ý và khoảng 2% GDP đối với Đức, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, theo Capital Economics.

Tuy nhiên, năm 2022, nỗ lực của các Chính phủ chi hàng trăm tỷ đôla trợ cấp cho người dân và doanh nghiệp đã làm giảm bớt tác động của giá năng lượng tăng cao, khiến cho châu Âu chuyển từ một tình huống được cho là suy thoái khá sâu sang một cuộc suy thoái nhẹ hơn, nông hơn và tồn tại trong thời gian ngắn hơn.

Kinh tế châu Âu và Mỹ lạc quan hơn

Theo Capital Economics và Ngân hàng Berenberg, gói kích thích năng lượng có thể tăng sản lượng của khu vực đồng euro lên khoảng 1,5%, gần tương đương với mức tăng trưởng trong một năm.

Giá năng lượng giảm giống như cắt giảm thuế, giúp các hộ gia đình có nhiều tiền hơn để chi tiêu và củng cố niềm tin của người tiêu dùng.

Theo Berenberg, nền kinh tế khu vực đồng euro hiện được dự đoán sẽ tăng trưởng 0,7% trong năm nay, so với dự báo hồi tháng 10 về mức giảm 1,3%. Các nhà kinh tế cho biết Mỹ cũng sẽ được hưởng lợi ở mức độ thấp hơn.

Trong những tháng gần đây, niềm tin của người tiêu dùng đã phục hồi mạnh mẽ ở cả hai bờ Đại Tây Dương, đảo ngược đà sụt giảm của năm ngoái. Điều đó có thể có nghĩa là các hộ gia đình chi tiêu nhiều hơn số tiền họ tiết kiệm được trong thời kỳ đại dịch, thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa.

Tại Italia, quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên, doanh số bán lẻ đã tăng 1,7% trong tháng 1 so với tháng 12/2022. Đó là một trong những mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 5 năm 2020, khi các nền kinh tế đang mở cửa trở lại sau đợt phong tỏa do đại dịch.

Tại Đức, sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng đã tăng 6,8% trong tháng 1 so với tháng trước, sau khi giảm 1/5 vào năm ngoái, theo cơ quan thống kê liên bang.

Sự bùng nổ giá khí đốt và những lo ngại về tình trạng thiếu nguồn cung trong mùa hè và mùa đông năm ngoái đã khiến khu vực đồng euro rơi vào tình trạng trì trệ vào năm 2022”. Tuy nhiên, tình hình đang khả quan và tích cực hơn.

Không giống như châu Âu, nơi giá năng lượng cao đã “dày vò” nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp trong năm 2022, Mỹ là nhà xuất khẩu năng lượng ròng. Do đó, giá cao hơn có những tác động mơ hồ hơn: Chúng phân phối lại dòng tiền từ các hộ gia đình Mỹ cho các nhà sản xuất năng lượng Mỹ và các cổ đông của họ.

Tuy nhiên, các hộ gia đình có nhiều khả năng chi tiêu nhiều hơn so với các nhà sản xuất dầu, có nghĩa là ngay cả ở xứ cờ hoa, giá dầu cao hơn thực tế sẽ trừ đi tăng trưởng. Theo Morgan Stanley, giá dầu tăng gấp đôi kéo dài trong cả năm sẽ làm giảm chi tiêu thực tế của hộ gia đình lên tới 3,7%.

Ở nhiều quốc gia, chính phủ cung cấp hỗ trợ rộng rãi hơn bên cạnh các khoản trợ cấp cho mỗi đơn vị sử dụng năng lượng, bao gồm cả hỗ trợ tiền mặt.

Tại Vương quốc Anh, các hộ gia đình đang nhận được khoản thanh toán cố định từ chính phủ, trị giá 400 bảng Anh, tương đương khoảng 480 USD. Ở Pháp, chính phủ tăng các mức thuế thu nhập để tăng thu nhập khả dụng.

Các ngân hàng trung ương lớn đang cố gắng đánh giá xem có thể tăng lãi suất thêm bao nhiêu nữa.

Việc giảm giá năng lượng đang thể hiện hai mặt. Một mặt, sẽ làm giảm lạm phát tiêu dùng. Do đó, các công đoàn có thể chịu áp lực phải giải quyết mức tăng lương thấp hơn, làm giảm nguy cơ vòng xoáy giá lương.

Mặt khác, giá năng lượng thấp đóng vai trò như cắt giảm thuế, thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng, điều này có thể gây thêm áp lực lạm phát ngoài năng lượng.

“Khi các hộ gia đình không còn vướng bận với nỗi lo năng lượng, họ sẽ tự tin để chi tiêu chi những khoản khác”, Catherine Mann, thành viên của Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh, cho biết trong một cuộc thảo luận vào tháng trước.

Đọc thêm

Xem thêm