Thị trường hàng hóa
Khi giao tiếp với cấp trên, bạn nên giữ một thái độ bình tĩnh, tự tin để trình bày những quan điểm của mình. Khi bất đồng với sếp trong công việc, bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý một cách tế nhị nhất. Tránh các trường hợp bất hòa, to tiếng cãi vã khi ý kiến của bạn không được chấp nhận. Điều này sẽ để lại ấn tượng không tốt về bạn trong mắt của cấp trên và đồng nghiệp.
Bạn cần tìm ra cách hợp lý nhất để truyền thông tới sếp của bạn. Có sếp thích trò chuyện trực tiếp, nhưng cũng có người thích nhận email hay điện thoại hơn. Bạn cũng cần tìm hiểu xem sếp của bạn ưa một sự trình bày ngắn gọn về vấn đề hay là một bản báo cáo chi tiết. Để nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ cấp trên, bạn cũng nên trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của mình trong công việc. Hãy làm việc với tinh thần hợp tác và phát triển, đặt mục tiêu của tập thể lên trên.
Đồng nghiệp là những người bạn phải thường xuyên tiếp xúc và cùng nhau làm việc, hoàn thành các dự án... Vì thế, bạn cần thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp trên cơ sở xây dựng và tôn trọng lẫn nhau. Đừng tự xem mình giỏi hơn người khác, khi đó bạn sẽ khó tìm được tiếng nói chung trong công việc. Ngược lại, cũng đừng quá tự ti về trình độ chuyên môn, kỹ năng của mình so với mọi người, bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái chán nản và giảm chất lượng công việc.
Thể hiện thái độ tôn trọng đối với các bên cùng tham gia giao tiếp là nguyên tắc hàng đầu trong giao tiếp đời thường cũng như trong quá trình thực thi công vụ. Có rất nhiều cách thể hiện thái độ tôn trọng đối với đối tượng cùng giao tiếp: đơn giản là chào hỏi khi gặp mặt, gọi tên, bắt tay, nét mặt thoải mái và sử dụng các từ ngữ phù hợp với lứa tuổi, vị thế và quan hệ trong công việc…
Cấp dưới là những người cộng sự đắc lực cùng bạn hoàn thành công việc mà cấp trên giao phó. Bạn hãy tạo cho họ niềm tin và truyền tải nguồn năng lượng tích cực để cùng nhau bắt đầu công việc. Bên cạnh đó, bạn và cấp dưới của mình cần thống nhất những quy định chung để có thể hoàn thành công việc đúng hạn.
Hãy thử đặt mình vào địa vị của cấp dưới, liệu bạn có thể làm việc hiệu quả, thỏa sức cống hiến nếu làm việc trong một môi trường gò bó, triệt tiêu sức sáng tạo của nhân viên hay không? Để khuyến khích sức sáng tạo, bạn nên lắng nghe, tiếp nhận các ý tưởng mới, ý kiến đóng góp của nhân viên để từ đó cải thiện kết quả công việc. Ngoài ra, bạn cũng nên trao cơ hội thể hiện cho nhân viên của mình, giao việc theo đúng năng lực để họ phát huy óc sáng tạo. Khi cấp dưới thấy được ý kiến đóng góp của mình được trân trọng, họ sẽ ngày càng nỗ lực để làm việc và cống hiến nhiều hơn, góp phần vào thành tích chung của tập thể.
Đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội thể hiện sự tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ và khuyến khích đồng nghiệp. Hãy hết lời ca ngợi những người hoàn thành công việc xuất sắc, kể cả đó là thành công của người cạnh tranh với bạn. Với cách cư xử như vậy, bạn có thể khiến đồng nghiệp khó tính nhất cũng phải động lòng. Ngay cả khi đưa ra những nhận xét tiêu cực, hãy thực hiện một cách lịch sự, mang tính chất xây dựng và không bao giờ tỏ vẻ hằn học. Chắc chắn, bạn sẽ đạt được tình cảm của tất cả mọi người trong công ty.
Tốt nhất là bạn nên từ chối thảo luận về tính xấu hoặc điểm yếu của người khác khi được gợi ý. Hạ thấp người khác để tự nâng mình lên là việc làm lãng phí thời gian. Hơn nữa, nó còn thể hiện sự tiêu cực, đặc biệt trong công sở, tinh thần đồng đội và nhuệ khí làm việc chung của mọi người sẽ giảm sút nghiêm trọng. Đồng nghiệp cũng có thể hành động tương tự với bạn nếu bạn cất giọng chống lại họ. Do đó, đừng để những câu chuyện phiếm kiểm soát cuộc sống công sở của bạn.
Bạn cần phải chủ động trong môi trường làm việc. Hãy hiểu rõ vị trí và những công việc đang làm, đừng để mình rơi vào tình trạng ai bảo gì làm nấy. Bạn hãy lập kế hoạch làm việc rõ ràng và cụ thể theo ngày, tuần hoặc theo tháng. Tốt nhất là mỗi cuối tuần bạn hãy xem lại hiệu quả công việc và đánh giá để có thể khắc phục, cải thiện chất lượng vào tuần sau.
Nếu đã xây dựng một thái độ nghiêm túc, làm việc hết mình và mang lại kết quả khả quan thì tại sao bạn lại không cùng các đồng nghiệp của mình vui chơi, thư giãn nhỉ? Bạn có thể tổ chức bữa tiệc liên hoan nhỏ hay một buổi dã ngoại cho cả phòng để tất cả có cơ hội vui chơi. Hãy tham gia hết mình vào những hoạt động của tổ chức, chính lúc này bạn sẽ khám phá được mặt khác của đồng nghiệp, giúp mọi người hiểu nhau hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động tập thể còn giúp bạn quen biết thêm nhiều đồng nghiệp từ những phòng ban khác và mở rộng mối quan hệ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm