Thị trường hàng hóa
Bộ Tài chính cho hay theo phương án huy động nguồn lực cho chương trình, năm 2022 đã thực hiện bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển 38,15 nghìn tỷ đồng (gồm 18,58 nghìn tỷ đồng nhiệm vụ thuộc chương trình phục hồi và 19,57 nghìn tỷ đồng nhiệm vụ thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 sử dụng nguồn vốn của chương trình) theo Nghị quyết số 584/NQ-UBTVQH15.
"Nhờ kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2022 tích cực, điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm đã đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện chương trình mà không phải huy động thêm vốn", Bộ Tài chính cho biết.
Để thực hiện các nhiệm vụ còn lại của chương trình, Bộ Tài chính tổng hợp nhu cầu nguồn lực vào dự toán năm 2023 trình Chính phủ trình Quốc hội quyết định (khoảng 157 nghìn tỷ đồng).
Việc huy động vốn cụ thể phụ thuộc vào tình hình thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023, điều kiện thị trường trong và ngoài nước.
"Trong đó, tập trung huy động từ nguồn trái phiếu Chính phủ nội tệ và vay ODA, ưu đãi nước ngoài; các nguồn vay hợp pháp khác cho chương trình sẽ chỉ sử dụng khi nhu cầu huy động vốn tăng cao và thị trường trái phiếu Chính phủ, vay nước ngoài không đáp ứng đủ", Bộ Tài chính nêu rõ.
Hiện nay, Bộ Tài chính đang trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Đề án huy động nguồn lực cho chương trình.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm