Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:30 27/09/2022

Mỹ: Không thể trừng phạt thứ cấp khi áp trần giá dầu Nga

Các lệnh trừng phạt thứ cấp sẽ không được áp dụng đối với các tổ chức tài chính hoặc công ty bảo hiểm cung cấp dịch vụ vận chuyển dầu của Nga, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ chia sẻ ngày 26/9.

Trong nhiều tuần liền, các quốc gia G7 và các đồng minh phương Tây đã nghiên cứu về ý tưởng chỉ miễn trừ dầu mỏ của Nga khỏi lệnh cấm bảo hiểm hàng hải và tài chính từ EU nếu được bán bằng hoặc thấp hơn một mức giá nhất định.

Bởi khi áp các biện pháp trừng phạt thứ cấp có thể tạo ra các vấn đề tuân thủ phức tạp hơn đối với việc áp trần giá dầu Nga, ngoài ra, có thể đẩy các ngân hàng và công ty bảo hiểm “né” hoàn toàn dầu thô Nga do lo ngại bị phạt nặng.

Một tàu chở dầu tại một bến dầu gần thành phố Nakhodka ở Viễn Đông Nga. Ảnh: WSJ.

Trong đó, các nhà hoạch định chính sách lo ngại nếu cố gắng điều chỉnh một cơ chế bán năng lượng của Nga trên toàn thế giới cũng có thể có nguy cơ bị Nga, Ấn Độ hoặc Trung Quốc "trả đũa".

Cơ chế áp trần giá dầu đang được thiết kế với mục đích giữ cho dầu thô của Nga vẫn lưu thông trên thị trường nhưng ở mức giá thấp hơn. Trong đó, xét đến khối lượng lớn hàng xuất khẩu của Nga, nếu bị mất hoàn toàn sẽ là thảm họa đối với nguồn cung dầu toàn cầu, đẩy giá năng lượng và lạm phát thế giới lên mức đột biến.

Theo các báo cáo trong tuần trước, các thượng nghị sĩ Mỹ đã đưa ra yêu sách sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với dầu thô của Nga, nhằm vào các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, các công ty bảo hiểm và các nhà môi giới dầu của Nga vượt quá giới hạn giá cụ thể,

Trong đó, việc nhắm mục tiêu vào các ngân hàng sẽ khiến Nga gặp khó khăn hơn trong việc “phớt lờ” kế hoạch áp trần giá dầu thô được giao dịch bởi các nước không tham gia kế hoạch kể trên.

Tuy nhiên, phát biểu với hãng tin Reuters bên lề hội nghị APPEC 2022 ở Singapore, Catherine Wolfram, Phó Trợ lý Bộ trưởng Kinh tế Khí hậu và Năng lượng tại Bộ Tài chính Hoa Kỳ, cho biết: Chúng tôi không nghĩ rằng hiện tại, các biện pháp trừng phạt thứ cấp là cần thiết, sẽ cần thêm thời gian để suy xét chu toàn.

Bên cạnh đó, giới quan chức Mỹ cũng lưu ý rằng, vào ngày 5/12, việc áp trần giá dự kiến có hiệu lực cùng với lệnh cấm của EU đối với dầu thô nhập khẩu bằng đường biển của Nga - sẽ áp dụng đối với dầu thô từ Nga trong mọi giao dịch, nhưng không áp dụng đối với các sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

Từ lâu, các quan chức châu Âu đã bày tỏ quan ngại khi áp lệnh trừng phạt ngoài lãnh thổ thuộc Liên minh châu Âu sẽ không công bằng đến chủ quyền của các nước thứ ba, bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, trên hết lo sợ Nga cắt hoàn toàn nguồn cung năng lượng tới khu vực này.

Trong khi đó, phía Nhà Trắng lại tìm cách hợp tác chặt chẽ với các Thủ đô châu Âu về các lệnh trừng phạt Nga.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm