Thị trường hàng hóa
Vừa qua, các nhà kinh tế và chuyên gia đã cảnh báo tại phiên điều trần về nợ Liên bang của “Tiểu ban Chính sách Kinh tế” của “Ủy ban Thượng viện về Ngân hàng, Nhà ở, và Đô thị” rằng, chính phủ của ông Joe Biden đang tiến gần đến thảm họa về trần nợ liên bang.
Theo đó, Ủy ban trên đã tiến hành một phiên điều trần mang tên: “The Federal Debt Limit and its Economic and Financial Consequences” (“Giới hạn nợ Liên bang và hậu quả kinh tế, tài chính của nó”) với năm nhân chứng chuyên gia để thảo luận về tình hình trần nợ liên bang.
Các tham luận viên nhất trí rằng, Quốc hội nên nhanh chóng nâng giới hạn nợ, vì một hành động vào phút chót có thể khiến các thị trường toàn cầu vốn đã bất ổn càng trở nên chao đảo và các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đối với trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ chạm đến những ngưỡng biến động.
Cuối năm ngoái, khối đa số sắp mãn nhiệm của Đảng Dân Chủ tại Hạ viện đã thúc đẩy thông qua luật vào phút chót hồi tháng 12 để tăng giới hạn nợ thêm 2.500 tỷ USD, nhưng chính phủ đã chạm mức trần nợ 314000 tỷ USD từ hôm 19/01 và đến nay, con số này đã tăng đến mức kỷ lục.
Điều đó đã buộc Bộ Ngân khố Liên bang phải sử dụng các biện pháp đặc biệt, để kịp thời thanh toán các hóa đơn của quốc gia thông qua các biện pháp kế toán khác nhau để tránh vỡ nợ và giành được thêm thời gian cho Quốc hội nâng mức giới hạn.
Hiện nay, Đảng Cộng Hòa tại Hạ viện đang thúc giục chính phủ Tổng thống Biden và Đảng Dân chủ giảm chi tiêu của liên bang và nỗ lực cắt giảm khoản nợ đã lên đến hơn 34.000 tỷ USD của Hoa Kỳ, trước khi đạt được bất kỳ thỏa hiệp nào về mức trần nợ.
Trước đó, hầu như tất cả các thành viên Đảng Cộng Hòa ở lưỡng viện (chỉ trừ một nghị sĩ) đã bỏ phiếu chống lại dự luật nâng giới hạn nợ do Đảng Dân Chủ đề ra hồi cuối năm 2022.
Các tham luận viên đã cảnh báo các nhà lập pháp rằng, mặc dù Quốc hội đã thành công đi đến các thỏa thuận về giới hạn nợ trong quá khứ, nhưng dự luật gia hạn nợ năm nay vẫn chưa được thông qua và rất có khả năng có thể tiếp tục bị bác bỏ trong các phiên họp giữa tháng 6 và tháng 9, khiến chính phủ không thể thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu không loại bỏ mức trần nợ trong vài tháng tới, thì Bộ Ngân khố sẽ hết tiền mặt để thanh toán tất cả các hóa đơn của chính phủ. Các chuyên gia dự đoán ‘ngày X’, tức là ngày mà Bộ Ngân khố sẽ hết tiền mặt là vào ngày 18/08/2023.
Theo giới chuyên gia, mặc dù có thể quốc hội Hoa Kỳ sẽ thông qua được việc nới trần nợ liên bang nhưng điều này cũng cho thấy là nợ công của Mỹ đã tăng nhanh đến như thế nào. Cứ theo tốc độ tăng trưởng… nợ như thế này, Mỹ sẽ nhanh chóng tăng tổng nợ công quốc gia lên tới 200% GDP trong thời gian ngắn tới.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm