Thị trường hàng hóa
Với tỷ lệ bỏ phiếu 64 - 32, Thượng viện Mỹ đã thông qua đề xuất “Đạo luật CHIPS”, cho phép các nhà sản xuất bán dẫn có thể nhận được khoản tiền hỗ trợ 52 tỷ USD từ Chính phủ để thúc đẩy sản xuất chip tại Mỹ. Theo các nguồn tin, 2 tỷ trong gói trợ cấp được dùng để hỗ trợ trực tiếp cho Bộ Quốc phòng, 50 tỷ còn lại dành cho việc phát triển bền vững chip trong nước.
Với 52 tỷ USD, các nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại Mỹ sẽ có thêm nguồn vốn để mở rộng và xây mới. Chất bán dẫn vốn là thành phần không thể thiếu trong các thiết bị điện tử hiện đại, từ máy tính, ô tô đến máy bay, tên lửa.
Dự luật sẽ cung cấp khoản ưu đãi thuế 25% cho các nhà đầu tư, tuy nhiên nó vẫn cần phải được thông qua bởi Hạ viện Mỹ và Tổng thống Joe Biden phê chuẩn để trở thành luật. Đến khi “Đạo luật CHIPS” có hiệu lực, đó sẽ là một chiến thắng lớn cho các công ty như Intel, vốn đã có các cơ sở sản xuất ở Mỹ.
"Sau nhiều năm, Thượng viện Mỹ đã thông qua khoản đầu tư lớn nhất vào khoa học, công nghệ và sản xuất tiên tiến trong nhiều thập kỷ. Dự luật Khoa học và Chips này sẽ tạo ra hàng triệu việc làm được trả lương cao", ông Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, cho biết.
“Đạo luật CHIPS” được thông qua vào đúng thời điểm ngành công nghiệp bán dẫn dự đoán có doanh thu chậm lại trong 18 tháng tới. Các số liệu cho biết doanh thu chip toàn cầu dự kiến sẽ tăng 7% trong suốt năm 2022 và có thể giảm 2,5% vào năm 2023.
Tổng thống Joe Biden hoan nghênh việc thông qua dự luật và nói rằng điều này làm tất cả mọi thứ tại Mỹ sẽ hạ giá, từ ô tô đến máy rửa bát. Đây được coi là bước đi dài hạn của Mỹ trong cuộc chiến giành ưu thế dẫn đầu về khoa học, công nghệ cao.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm