Thị trường hàng hóa
Sau 10 tháng đó, đồng Rúp của Nga hiện đã giảm xuống mức yếu nhất, mất khoảng 20% giá trị kể từ đầu tháng 12/2022 do các lệnh trừng phạt của phương Tây, doanh thu từ xuất khẩu năng lượng giảm và chi tiêu quân sự cao gây áp lực lên đồng tiền này, theo Financial Times.
Ngoài ra, kiểm soát vốn và giao dịch nước ngoài bằng đồng tiền này phần lớn đang suy giảm, các nhà phân tích cho biết giá trị của đồng tiền không còn phản ánh về tương lai về tình trạng của nền kinh tế mà là một ảnh chụp nhanh trong ngắn hạn.
Natalia Lavrova, nhà kinh tế trưởng tại BCS Global Markets, cho biết: “Dòng chảy thương mại đã trở thành yếu tố chính đằng sau động thái của đồng Rúp”.
Nội tệ Nga đang được giao dịch ở mức khoảng 75 Rbs đổi 1 đô la, từ mức đỉnh 50 Rbs đạt được vào cuối tháng 7 và ngang bằng với mức tiền xung đột Nga - Ukraine một năm trước.
Sau khi chiến tranh bắt đầu, nội tệ của Nga đã sụp đổ xuống còn khoảng 140 Rbs đổi 1 đô la, theo dữ liệu của Bloomberg.
Trong năm nay, áp lực lớn nhất đè lên đồng Rúp là do nguồn thu từ năng lượng thấp, hậu quả của các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga, bao gồm cả mức trần giá 60 USD/thùng do EU áp đặt vào tháng 12.
Moscow hiện đang bán phần lớn dầu của mình cho Trung Quốc và Ấn Độ, những nước có thể yêu cầu giảm giá, đặc biệt kể từ ngày 5/2 khi lệnh trừng phạt của G7 được mở rộng từ dầu thô của Nga sang các sản phẩm dầu mỏ.
Hôm thứ Ba (28/2), mức độ chênh lệch giữa dầu thô Brent (Mỹ) và dầu Urals (Nga) là 29,24 USD, so với 18,55 USD vào đầu tháng 11/2022.
Bộ tài chính Nga tuyên bố doanh thu trong tháng 1 đã giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, đồng Rúp đang được Ngân hàng trung ương Nga “bảo vệ”, nếu sụt giảm họ sẽ bán đồng Nhân dân tệ (nội tệ Trung Quốc) nắm giữ từ quỹ tài sản quốc gia, theo “quy tắc ngân sách”: khi doanh thu năng lượng thấp hơn dự kiến, Ngân hàng sẽ bán tài sản từ quỹ để bù đắp phần chênh lệch.
Vào tháng 1, theo Bộ tài chính Nga, nước này đã bán 54,5 tỷ Rbs Nhân dân tệ và có kế hoạch tăng gấp ba số tiền này vào tháng Hai. Nếu đúng như vậy, số tiền này sẽ chiếm chưa đến 6% tổng số nội tệ của Trung Quốc do quỹ nắm giữ, cho thấy rằng chiến lược này có thể được duy trì trong một thời gian.
Vladimir Osakovsky, nhà kinh tế trưởng về Nga tại Ngân hàng Mỹ, nhận định: “Những đợt bán tháo này không nhằm mục đích củng cố đồng Rúp, vì chúng không thể ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại, mặc dù có thể có tác dụng hỗ trợ nhỏ”.
Doanh thu từ xuất khẩu năng lượng của Nga chủ yếu được giao dịch đô la và euro, trong khi chi tiêu của Chính phủ chủ yếu bằng đồng nội tệ.
Gần đây, sự suy giảm của nội tệ không nhất thiết là tin xấu đối với Moscow: Năm ngoái Chính phủ đã lo lắng rằng đồng tiền này đã mạnh lên quá nhiều. Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov chia sẻ sau khi tỷ giá Rbs50 đổi được 1 USD rằng “lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp công nghiệp trở nên âm với tỷ giá hối đoái hiện tại”.
Tuy nhiên, một loại tiền tệ quá yếu sẽ gây rủi ro cho lạm phát - thông qua hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn - và s ổn định tài chính vì nó gây ra nhu cầu thanh khoản, các nhà phân tích tại Viện Kinh tế Kyiv cho biết trong một báo cáo trong tháng này.
Vào tháng 1, thặng dư tài khoản vãng lai, chênh lệch giá trị ròng giữa xuất khẩu và nhập khẩu của Moscow đã giảm xuống còn 8 tỷ USD. Đây là mức giảm hàng năm gần 60%.
Nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt giảm cũng gây áp lực tài chính lên Chính phủ. Nhưng thay vì thắt lưng buộc bụng, Nga đã tăng chi tiêu trong tháng 1 lên 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo dữ liệu của Bộ Tài chính Nga, tính đến cuối tháng 2, nước này đã chi 17% ngân sách năm 2023 nhưng chỉ nhận được 5,3% doanh thu hàng năm dự kiến.
Không rõ đồng Rúp sẽ “nhảy múa” ra sao. Một cuộc khảo sát gần đây của Ngân hàng Trung ương với các nhà phân tích Nga dự báo rằng đồng tiền này sẽ giao dịch trong phạm vi Rbs67-Rbs77 trong năm nay, mức được mô tả là “dễ chịu nhất cho ngành công nghiệp Nga”.
Các nhà phân tích tin rằng hướng đi trong tương lai của đồng tiền này sẽ được xác định bởi chính các yếu tố hiện nay - mô hình xuất nhập khẩu thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
Sofya Donets, nhà kinh tế trưởng về Nga tại Renaissance Capital, cho biết: “Đồng rúp tồn tại trong một môi trường tương đối khô cằn và phản ánh một khía cạnh cơ bản của nền kinh tế Nga - cán cân thương mại”.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm