Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:25 16/11/2022

Lý do Bangladesh từ “phép màu kinh tế” rơi vào khủng hoảng chỉ trong vài tháng

Từng được ví như một phép màu kinh tế, Bangladesh mới đây đã phải “cầu cứu” Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Dệt may và kiều hối - nguồn thu ngoại tệ chính của nước này đều đang sụt giảm do ảnh hưởng từ kinh tế toàn cầu giảm tốc.

Khủng hoảng kinh tế

Trong 50 năm qua, Bangladesh đã chuyển mình từ một đất nền kinh tế “bất ổn” thành "câu chuyện tăng trưởng truyền cảm hứng". Các nhà máy may mặc đã giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, đặc biệt là những công nhân nữ lần đầu tìm được việc làm. Tuổi thọ của người dân đã tăng hơn 50%. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm gần 90% .

Năm 2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của Bangladesh sẽ sớm vượt qua Đan Mạch hoặc Singapore. GDP bình quân đầu người của quốc gia này đã lớn hơn nước láng giềng Ấn Độ. Chỉ vài tháng trước, Bangladesh vẫn đang được biết đến như một “phép màu kinh tế”.

Nhưng giờ đây, tất cả những điều đó đang bị suy thoái toàn cầu đe dọa. IMF mới đây đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với Bangladesh về việc cung cấp gói hỗ trợ trị giá 4,5 tỷ USD. Sau Pakistan và Sri Lanka, Bangladesh là quốc gia Nam Á thứ 3 tìm đến sự hỗ trợ của IMF trong năm nay.

Người dân mua gạo do chính phủ trợ cấp tại khu vực Azimpur vào ngày 21/9 (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Bangladesh, một quốc gia non trẻ với khoảng 170 triệu dân, không thể tự chống chọi với suy thoái kinh tế toàn cầu, bởi vì sự phát triển của quốc gia này gắn bó chặt chẽ với phần còn lại của thế giới. Bangladesh là nước xuất khẩu quần áo lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Quốc gia này có một cộng đồng lớn người dân lao động tại nước ngoài gửi kiều hối về. Và chính phủ dựa vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu để vận hành lưới điện.

Do đó, nền kinh tế Bangladesh phụ thuộc rất lớn vào ba yếu tố trên - xuất khẩu, kiều hối và giá nhiên liệu – tất cả đều đang bị ảnh hưởng trong những tháng gần đây. Farria Naeem, nhà kinh tế tại Trung tâm Tăng trưởng Quốc tế và Trường Kinh tế London, cho biết: “Tình hình tại Bangladesh đã trở nên tồi tệ hơn do sự biến động của nền kinh tế toàn cầu”. Vào tháng 8, lạm phát tại quốc gia Nam Á đạt 9,52% - mức cao nhất trong hơn một thập kỷ.

Xuất khẩu giảm sút

Ngành công nghiệp may mặc là động lực chính của nền kinh tế Bangladesh, chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ Bangladesh dự báo đến năm 2025, các nhà máy của nước này sẽ sản xuất 10% hàng may mặc của thế giới.

Khi COVID-19 bùng phát, ngành may mặc của Bangladesh đã bị tàn phá nặng nề. Các nhà máy buộc phải đóng cửa khiến ít nhất 1/4 lực lượng lao động, tương đương với 1 triệu người, bị mất việc làm.

Năm 2021, khi chi tiêu của người tiêu dùng tăng trở lại ở phương Tây, các đơn đặt hàng tại các nhà máy của Bangladesh bắt đầu quay trở lại. Số lượng đơn hàng đã tăng vọt vào đầu năm nay. Vào tháng 6, Bangladesh đã xuất khẩu hơn 4 tỷ USD hàng may mặc. Nhưng chỉ một tháng sau, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng, các đơn đặt hàng một lần nữa giảm mạnh tới 30%.

Các công nhân tại một nhà máy may mặc ở Dhaka (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Chuyên gia Naeem giải thích: “Các số liệu xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong 14 tháng liên tiếp, nhưng chúng đã giảm mạnh vào tháng 9. Điều này có liên quan tới những khó khăn kinh tế mới ở phương Tây. Nếu phương Tây xảy ra một cuộc suy thoái, xuất khẩu của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng."

Công nhân Bangladesh đang lâm vào cảnh khó khăn. Taslima Akhter, Chủ tịch Hiệp hội Công nhân may mặc Bangladesh, cho biết: “Nhiều người trong số họ không chỉ sống bằng tiền lương mà còn phải làm thêm giờ. Và khi không được tăng ca, thật khó để tồn tại, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát".

Phần lớn công nhân may mặc tại Bangladesh là phụ nữ, ước tính dao động từ 58-80%, trong khi các giám sát viên nhà máy được trả lương cao hơn đa số là nam giới. Hầu hết phụ nữ kiếm được mức lương tối thiểu - là 8.000 taka/tháng (khoảng 80 USD). Trong bối cảnh giá thực phẩm tăng cao, số tiền đó không đủ để họ trang trải. 

Giá nhiên liệu tăng vọt

Lưới điện của Bangladesh rất yếu và chạy một phần bằng nhiên liệu nhập khẩu. Và giá nhiên liệu đang trở nên đắt đỏ hơn do xung đột tại Ukraine. Điều này xảy ra trên toàn thế giới. Nhưng Bangladesh được trang bị ít hơn để đối phó với cú sốc giá.

Vào tháng 7, thủ đô Dhaka bắt đầu bị cắt điện luân phiên trong 2 giờ. Các quan chức nói rằng điều đó có thể kéo dài đến năm 2026. Vào ngày 4/10, gần như toàn bộ Bangladesh đã bị mất điện trong 10 giờ.

Tại Bangladesh, giống như nhiều nước đang phát triển, chính phủ trợ cấp giá nhiên liệu. Song điều đó đã thay đổi vào tháng 8, khi chính phủ tuyên bố không còn đủ khả năng để bình ổn giá nhiên liệu. Chỉ trong một tuần, giá xăng, dầu diesel và dầu hỏa đã tăng hơn 50%. Truyền thông địa phương cho biết đây là đợt tăng giá mạnh nhất kể từ khi Bangladesh thành lập năm 1971.

 Người dân phản đối việc tăng giá nhiên liệu ở Dhaka, ngày 6/8 (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Chính phủ Bangladesh đang cố gắng đa dạng hóa nguồn nhiên liệu nhập khẩu, sử dụng than nhiều hơn. Nước này cũng đang tìm kiếm nguồn nhiên liệu hóa thạch ngoài khơi Vịnh Bengal, và đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2023.

Chuyên gia Naeem cho biết: "Bangladesh là một nước đang phát triển với khát vọng trở thành quốc gia có thu nhập trung bình trong hai thập kỷ tới. Vì vậy, nhu cầu năng lượng của chúng tôi sẽ tiếp tục tăng lên”.

Kiều hối giảm

Một nguồn thu nhập lớn khác của Bangladesh là cộng đồng người hải ngoại. Khoảng 13 triệu người Bangladesh hiện đang sinh sống ở nước ngoài. Nhiều người trong số họ gửi tiền về nhà cho gia đình. Vào năm 2021, lượng kiều hối chảy về Bangladesh đạt kỷ lục - 22,07 tỷ USD .

Nhưng lượng kiều hối đã giảm hơn 15% trong mùa hè năm nay. Người Bangladesh sống ở nước ngoài đang phải thắt lưng buộc bụng.

Theo bà Naeem, một lý do khác khiến kiều hối giảm là do đồng đô la Mỹ tăng giá mạnh. Điều đó có nghĩa là những người ở nước ngoài cần gửi về ít đô la hơn để có cùng một lượng tiền Bangladesh.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm