Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:23 29/03/2023

Lúa mì biến đổi gen chịu hạn ngày càng được chấp thuận tại nhiều quốc gia

Sau nhiều thập kỷ nhường chỗ cho ngô và đậu tương, lúa mì biến đổi gen, chỉnh sửa gen đã tham gia cuộc đua với nhiều nghiên cứu và phát triển nổi bật.

Đã có những bước tiến đáng kể trong vòng 10 năm trở lại đây trong việc nghiên cứu và phát triển lúa mì biến đổi gen. Trước đó, việc thương mại hoá các giống cây này không gặp thuận lợi do đây không phải là lựa chọn ưu tiên của nhiều nông dân dựa trên điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu (theo Tạp chí Nông nghiệp quốc tế).

Vị thế pháp lý của lúa mì biến đổi gen đã nhanh chóng được nâng cao trên toàn cầu. Nguồn: World Grain

Sản lượng lúa mì không ổn định nếu trình trạng hạn hán nghiêm trọng. Sự lan truyền ngày càng mạnh mẽ của những thông tin sai lệch và chưa chính xác, bao gồm cả những cuộc tấn công phi khoa học vào cây trồng biến đổi gen trong thời đại truyền thông xã hội ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, trong hơn một năm qua, thị trường ngũ cốc mất ổn định hơn do cuộc chiến kéo dài giữa hai quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn trên thế giới Nga - Ukraine.

Mặt khác, các nhà khí tượng học Hoa Kỳ cho biết, hạn hán có thể kéo dài nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ. Hầu hết mỗi đợt có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm do các kiểu khí hậu El Niño và La Niña thay đổi bất thường cứ sau 2 - 7 năm.

Trước tình trạng này, lúa mì biến đổi gen chịu hạn được kỳ vọng có thể giúp cải thiện năng suất và gia tăng sản lượng trong điều kiện mưa ít và có thể giúp nuôi sống lượng dân số đang thiếu ăn tại những quốc gia đang phát triển - nơi thâm hụt lượng mưa từ lâu đã trở thành tiêu chuẩn.

Năm ngoái, Rothamsted Research ở Vương quốc Anh đã công bố kết quả của một nghiên cứu cho thấy sản lượng lúa mì toàn cầu có thể tăng gấp đôi nhờ vào việc cải tiến di truyền của các giống lúa mì bản địa mà không cần gia tăng diện tích canh tác.

Nắm bắt được vấn đề này, công ty giải pháp cây trồng Bioceres, có trụ sở tại Argentina được thành lập vào năm 2001, đã tạo ra một giống lúa mì mang tính trạng biến đổi gen chịu hạn HB4. Công ty Bioceres cho biết công nghệ chịu hạn HB4 của họ đã được chứng minh là làm tăng năng suất lúa mì lên 20% trong điều kiện nước tưới hạn chế.

Tính trạng này mang lại lợi ích lớn trong hệ thống luân canh khi việc quản lý nước tưới ngày càng trở nên quan trọng. Bioceres cho biết, với các phương pháp canh tác không cày xới và trồng luân canh với đậu tương - ước tính, lúa mì HB4 giúp cố định khoảng 1.650 kg carbon trên mỗi ha đất canh tác hàng năm so với chỉ độc canh đậu tương.

Argentina là quốc gia đầu tiên cấp phép canh tác và thương mại hoá lúa mì HB4. Sự chấp thuận đối với sự kiện lúa mì biến đổi gen này đã được xác nhận bởi ba cơ quan quản lý uy tín của Argentina (Conabia, INASE và Bộ Nông nghiệp) từ tháng 5/2022.

Brazil được ví như người khổng lồ Nam Mỹ đã phê duyệt canh tác, sản xuất và thương mại hóa lúa mì HB4 vào ngày 3/3 vừa qua.

Indonesia – quốc gia Đông Nam Á và là nhà nhập khẩu lúa mì lớn thứ hai thế giới - gần đây đã phê duyệt sử dụng lúa mì chịu hạn HB4 làm thực phẩm. Cơ quan An toàn thực phẩm Indonesia đã công bố quyết định này vào ngày 14/3 vừa qua.

Tại Hoa Kỳ, lúa mì HB4 đã trải qua giai đoạn lấy ý kiến tự nguyện với Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Vào tháng 6/2022, FDA đã hoàn tất quy trình đánh giá HB4 và thông báo họ không có thêm câu hỏi nào liên quan đến sự an toàn của sản phẩm này. FDA chấp thuận cho phép công ty Bioceres tiếp tục quy trình đánh giá với Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho việc canh tác HB4. USDA cũng dự kiến sẽ sớm đưa ra quyết định đối với hồ sơ cấp phép canh tác của Bioceres cho giống lúa mì này tại Hoa Kỳ.

Ngoài ra HB4 cũng đã được Colombia, Australia, New Zealand và Nigeria cho phép nhập khẩu để sử dụng trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Bioceres cũng đang đợi phê duyệt canh tác giống cây này tại Australia cho vụ mùa năm 2023.

Khác với ngô và đậu tương chủ yếu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, lúa mì là loại ngũ cốc lương thực được con người tiêu thụ trực tiếp, do đó sự hoài nghi của một nhóm nhỏ chống đối vẫn là một trở ngại cần phải vượt qua để lúa mì biến đổi gen trở thành xu hướng chủ đạo và được lựa chọn.

Tuy vậy, khi việc sản xuất lúa mì ngày càng bị hạn chế bởi điều kiện thời tiết khắc nghiệt và căng thẳng địa chính trị gia tăng, sự phản đối đối với lúa mì biến đổi gen năng suất cao, chịu hạn có thể sẽ suy yếu trong những năm tới.

Với những tiến bộ khoa học kỹ thuật như hiện nay, một ứng dụng công nghệ sinh học hứa hẹn khác đang được triển khai nghiên cứu trên lúa mì đó là chỉnh sửa gen. Việc giải mã trình tự bộ gen của lúa mì vào cuối thập kỷ trước đã cho phép các nhà khoa học bắt đầu chỉnh sửa gen lúa mì để tăng khả năng kháng sâu và bệnh, cải thiện chất lượng bột và hạt tốt hơn cũng như tạo ra giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Mới đây, Viện nghiên cứu Rothamsted đã sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 để tạo ra lúa mì có hàm lượng axit amin asparagine thấp hơn 50% trong hạt, giảm thiểu đáng kể nguy cơ hình thành hợp chất gây ung thư khi nướng bánh mì.

Những bước tiến trong nghiên cứu và phát triển các giống lúa mì cải tiến ứng dụng công nghệ sinh học vẫn đang tiếp tục được thực hiện và hứa hẹn mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất lúa mì, các đơn vị thu mua, xay xát, thợ làm bánh và người tiêu dùng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm