Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:30 27/10/2022

Loạt nước châu Âu “xoa dịu” khủng hoảng năng lượng ra sao?

Lạm phát tăng vọt đã gây ra cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trên khắp châu Âu, các chính phủ đang vào cuộc nhằm cố gắng bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi tai ương này.

Trong những ngày này, nhiều hộ gia đình tại châu Âu sẽ có cảm giác tiền lương “bay như bồ công anh trước gió” khi lạm phát đẩy chi phí hàng tạp hóa và nhiên liệu lên cao, chủ nhà tăng tiền thuê nhà và hóa đơn điện nước liên tục tăng vọt. Lạm phát trong khu vực đồng euro tiếp tục dao động gần mức cao kỷ lục ở mức 9,9% trong tháng 9, tăng so với mức 9,1 trong tháng 8.

Theo Euronews, chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ tan biến, vì hồi tháng 9, Nga cho biết họ sẽ không nối lại hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho lục địa này cho đến khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sau xung đột ở Ukraine.

Hóa đơn điện nước cháy trong một cuộc biểu tình của các chủ cửa hàng chống lại chi phí sinh hoạt, ở Turin, Ý, ngày 11/102022. Ảnh: AP.

Vương quốc Anh

Nổi lên sau một vài tuần hỗn loạn chính trị, nước Anh sẽ “tung” ra nhiều biện pháp mới để giải quyết cuộc khủng hoảng ngày càng tăng trong nền kinh tế thứ sáu thế giới. Tuy nhiên, hiện tại Chương trình Hỗ trợ Hóa đơn Năng lượng của nước này vẫn được duy trì, giảm tổng hoá đơn năng lượng cho các hộ gia đình lên đến 400 bảng Anh ( 457 euro) trong sáu đợt từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023. Trong đó, các cửa hàng và quán rượu sẽ được trợ giúp tài chính cho các hóa đơn năng lượng sau khoảng thời gian sáu tháng đầu tiên.

Dù kế hoạch trên vẫn vướng phải nhiều nghi ngại, tuy nhiên, bước đầu đã có thể xoa dịu phần nào cho các hộ gia đình vốn đang phải vật lộn để kiếm sống. Ngoài ra, người dân nước Anh sẽ nhận được trợ cấp của chính phủ - khoản thanh toán "chi phí sinh hoạt" một lần là 650 bảng Anh (743 euro) trên mức chiết khấu 400 bảng Anh (457 euro), đặc biệt, người hưu trí sẽ nhận thêm khoản thanh toán 300 bảng Anh (343 eoru) vào mùa đông này, đồng thời, người khuyết tật cũng sẽ nhận được khoản thanh toán 150 bảng Anh (171 €) để trang trải chi phí sinh hoạt tăng lên.

Nước Ý

Tháng 9, nước này đã công bố một gói viện trợ trị giá khoảng 14 tỷ euro để bảo vệ các công ty và gia đình khỏi chi phí năng lượng tăng cao - đứng đầu trong số 52 tỷ euro được ngân sách kể từ tháng Giêng để chống lại cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Chính phủ cũng vạch ra khoản phát 150 eoro cho 22 triệu công nhân và người hưu trí có thu nhập hàng năm dưới 20.000 euro.

Đồng thời, nước này cũng đã công bố ý định đánh thuế các công ty thu lợi từ giá năng lượng cao và đang thúc đẩy giới hạn giá khí đốt ở mức châu Âu để giúp kiềm chế giá tăng đột biến.

Tây ban nha

Giống như Ý, Tây Ban Nha đã quyết định đánh thuế những công ty năng lượng thu lợi từ việc tăng giá năng lượng và sử dụng số tiền huy động được để giúp công dân của mình thanh toán các hóa đơn. Đồng thời, quốc gia này đã cắt giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hóa đơn năng lượng từ 21% xuống 10%, ngoài ra, cắt giảm thuế hiện hành đối với điện từ 7% xuống 0,5%.

Giống như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hiện đang thực thi giới hạn giá khí đốt kéo dài một năm, do Ủy ban châu Âu đồng ý, nhằm đảm bảo mức giá này vẫn thấp hơn mức trung bình 50 € cho mỗi megawatt-giờ. Quốc gia này cũng đang cung cấp khoản thanh toán một lần 200 euro cho những công dân kiếm được dưới mức 14,000 euro/ năm và không nhận được bất kỳ lợi ích nào khác.

Nước pháp

Pháp cũng đang cung cấp khoản thanh toán một lần cho công dân để giúp họ đối mặt với thời kỳ khó khăn, mặc dù chỉ 100 euro, con số này thấp hơn đáng kể so với ở Anh và Ý.

Tuy nhiên, Paris đã đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng hoảng năng lượng bằng việc chuyển sang quốc hữu hóa hoàn toàn nhà cung cấp năng lượng EDF và buộc phải hạn chế việc tăng giá bán buôn điện. Chính phủ hiện cho biết họ sẽ giới hạn mức tăng giá điện và khí đốt đối với các hộ gia đình ở mức 15% vào năm 2023.

Thuế nội địa đối với mức tiêu thụ điện cuối cùng (TICFE) cũng đã được giảm từ 22,50 euro/megawatt giờ xuống chỉ còn 1 euro/megawatt giờ cho hộ gia đình và 0,5 euro cho doanh nghiệp.

Đan mạch

Vào tháng 6, các nhà lập pháp Đan Mạch đã đồng ý về việc cung cấp tiền mặt cho người cao tuổi và các biện pháp khác với tổng trị giá 3,1 tỷ kroner Đan Mạch (417 triệu euro), bao gồm cả việc cắt giảm thuế giá điện. Quốc hội cũng đã thông qua chiến dịch "kiểm tra nhiệt" trị giá 2 tỷ kroner Đan Mạch (269 triệu euro) sẽ được trả cho hơn 400.000 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi hóa đơn năng lượng tăng cao.

Đức – nền kinh tế “đầu tàu” châu Âu

Đức, quốc gia đã cố gắng thoát phụ thuộc khí đốt Nga, sẽ thanh toán hóa đơn khí đốt hàng tháng vào tháng 12 này cho mọi hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khoản thanh toán một lần là một phần của kế hoạch hai giai đoạn nhằm hỗ trợ công dân Đức khỏi các hóa đơn năng lượng tăng cao. Biện pháp này đã được phê duyệt bởi một nhóm chuyên gia do chính phủ chỉ định, đồng thời khuyến nghị giới hạn giá khí đốt và hệ thống sưởi.

Theo kế hoạch này, các hộ gia đình và các công ty vừa và nhỏ sẽ trả 0,12 euro/kilowatt giờ cho 80% hóa đơn khí đốt đầu tiên trong 14 tháng kể từ tháng 3 năm 2023, trong khi các doanh nghiệp lớn sẽ trả 0,068 euro/kilowatt-giờ 70% đầu tiên trong 16 tháng kể từ tháng 1/2023.

Đức trước đó đã cam kết giảm thuế giá trị gia tăng đối với khí đốt tự nhiên từ 19% xuống 7% cho đến cuối tháng 3 năm 2024.

Vào ngày 21/10, Quốc hội Đức đã thông qua quỹ cứu trợ giá khí đốt trị giá 200 tỷ euro do thủ tướng Olaf Scholz đưa ra để giúp đỡ người dân nước này trước tình hình giá năng lượng đang tăng cao, cho phép các hộ gia đình hưởng lợi từ giới hạn giá 80% mức tiêu dùng thông thường bắt đầu từ tháng Ba năm 2023.

Chính phủ Đức cũng đã đưa ra mức giá cố định một lần cho năng lượng là 300 euro cho tất cả những người nộp thuế, chuyển qua phiếu lương của người sử dụng lao động. Các gia đình nhận tiền cấp dưỡng nuôi con sẽ nhận được thêm 100 euro, trong khi những người đang hưởng trợ cấp sẽ nhận được 200 euro một lần. Khoản hỗ trợ nhà ở trị giá 270 euro. Ngoài ra, nước này cũng đang cung cấp vé giao thông công cộng được trợ giá.

Hà lan

Kể từ ngày 1/11, giá điện và khí đốt ở Hà Lan sẽ được giới hạn trở về mức của tháng 1/2022 dưới một ngưỡng tiêu thụ nhất định.

Chính phủ Hà Lan cũng đang hỗ trợ cho các hộ gia đình có thu nhập thấp khoản trợ cấp năng lượng một lần là 1,300 euro, trong khi tất cả các hộ gia đình sẽ được giảm giá 190 euro cho hóa đơn năng lượng vào tháng 11 và tháng 12 năm nay. Thuế VAT đối với năng lượng đã được cắt giảm từ 21% xuống 9% và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và dầu diesel giảm 21%.

Hungary

Hungary đã giới hạn giá nhiên liệu bán lẻ ở mức 480 forints (1,19 euro)/lít kể từ tháng 11 năm ngoái, thấp hơn nhiều so với giá thị trường hiện tại. Biện pháp này đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đến mức chính phủ buộc phải hạn chế tính đủ điều kiện cho chương trình.

Giá khí đốt và điện tăng mạnh cũng đã buộc chính phủ phải cắt giảm giới hạn kéo dài nhiều năm đối với hóa đơn điện nước bán lẻ, đặt giới hạn ở mức tiêu thụ trung bình trên toàn quốc, với giá thị trường áp dụng cao hơn mức đó.

Hungary cũng đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu và gần đây đã nới lỏng các quy định khai thác gỗ để đáp ứng nhu cầu gia tăng đối với nhiên liệu rắn như củi.

Ba lan

Ba Lan đã công bố cắt giảm thuế đối với các mặt hàng năng lượng, xăng dầu và thực phẩm cơ bản, cũng như phát tiền mặt cho các hộ gia đình, đồng thời, mở rộng giá xăng quy định cho các hộ gia đình và các cơ sở như trường học và bệnh viện cho đến năm 2027.

Vào tháng 7, chính phủ đã đồng ý thanh toán một lần 3.000 zlotys (633 euro) cho các hộ gia đình để giúp trang trải chi phí than leo thang. Thủ tướng Mateusz Morawiecki cho biết tổng chi phí kiềm chế giá năng lượng ở Ba Lan sẽ lên tới khoảng 50 tỷ zloty (10,5 tỷ euro).

Chính phủ Ba Lan cũng đã tuyên bố sẽ đóng băng giá điện và khí đốt trong năm tới với mức giới hạn 2.000 kilowatt/hiờ đối với hầu hết các hộ gia đình trong nước. Gia đình có từ ba con trở lên và người khuyết tật sẽ có ngưỡng cao hơn.

Ngoài ra còn có một động lực để tiết kiệm năng lượng: các hộ gia đình cắt giảm lượng điện sử dụng 10% trong năm tới so với năm nay sẽ được giảm giá 10%.

Đọc thêm

Xem thêm