Thị trường hàng hóa
Theo Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ), ngày (8/2), dựa trên "bằng chứng cho thấy mức tiêu dùng và hoạt động kinh tế đang phục hồi nhanh hơn so với dự đoán ban đầu" sau khi Chính phủ Trung Quốc gỡ bỏ hầu hết các lệnh hạn chế nghiêm ngặt phòng chống dịch Covid-19 vào cuối năm 2022, nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng ở mức 5% trong năm nay.
Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành Basic Fun, Jay Foreman: Khoảng 20 nhà máy sản xuất đồ chơi Basic Fun của Hoa Kỳ hợp tác ở Trung Quốc đã yêu cầu công nhân không trở lại làm việc ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc.
Lý do là trong nửa đầu năm ngoái, lượng hàng tồn kho đã “tràn ngập”, không bán được do giá tiêu dùng ở Mỹ tăng trong mùa hè và sang mùa thu. Các sản phẩm nổi tiếng của Basic Fun bao gồm: gấu bông Care Bears và xe tải đồ chơi Tonka Trucks.
Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Trung Quốc kết thúc vào ngày 27/1, nhưng thời gian du xuân kéo dài đến hết ngày 15/2. Lễ hội thường là thời điểm duy nhất trong năm mà những người lao động nhập cư (hơn 170 triệu người ở Trung Quốc) có thể về thăm quê hương.
CEO Basic Fun chia sẻ: So với năm ngoái, mọi nhà máy đều sử dụng ít lao động hơn. Đồng thời, ông hy vọng nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ sẽ tăng vào cuối năm nay.
Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong danh mục đồ chơi, trò chơi và thể thao chiếm khoảng 6% tổng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong năm 2022, danh mục đồ chơi xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã giảm nhẹ.
Nhiều người cho rằng, triển vọng ngành bán lẻ đều bị ảnh hưởng nặng nề. Đó thực sự là sự kết hợp giữa lượng hàng tồn kho cao và nhu cầu giảm khá nhiều đối với thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, mặt hàng điện tử tiêu dùng cũng gặp tình trạng tương tự.
Tuy nhiên, bức tranh của các ngành công nghiệp khác đã và đang khởi sắc hơn nhiều. Một số đang phải vật lộn để theo kịp các đơn đặt hàng cũ vào năm ngoái.
Nhu cầu tiêu dùng của Hoa Kỳ chậm lại
Các động lực tăng trưởng của Trung Quốc hiện vẫn yếu. Bất động sản đang trì trệ, bất chấp việc giới chức nới lỏng hạn chế về tài chính cho các hãng địa ốc và người mua nhà. Xuất khẩu cũng bắt đầu giảm từ tháng 10 - lần đầu tiên kể từ tháng 5/2020. Các nhà kinh tế học dự báo nhu cầu hàng Trung Quốc vẫn sẽ giảm do kinh tế Mỹ và châu Âu đi xuống.
Trong vài tháng qua, doanh số bán lẻ tại Mỹ - đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trên cơ sở một quốc gia - đã chậm lại đáng kể. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ hầu như không tăng vào năm 2022 và nền kinh tế Hoa Kỳ dự kiến sẽ còn chậm lại vào năm 2023.
Do thuế quan và căng thẳng song phương, tình hình thương mại dự kiến sẽ gặp nhiều sóng gió.
Ryan Zhao, Giám đốc của công ty sản xuất đồ gia dụng Jiangsu Green Willow Textile chia sẻ rằng họ sẽ tiếp tục phát triển, tuy nhiên, áp lực là rất lớn. “Những gì tôi nghe nói về thị trường, năm 2023 sẽ rất khó khăn. Nhu cầu của Hoa Kỳ đang giảm. Chiến tranh Nga - Ukraine vẫn chưa kết thúc”.
Ông Zhao chia sẻ, đối tác của doanh nghiệp của ông - một trong những thương hiệu dệt may và chăn ga gối đệm cao cấp ở New York (Mỹ) đã nộp đơn xin phá sản vào năm ngoái. Để tồn tại trong thị trường đang “thu hẹp”, ông cho biết công ty đang chuyển sang các sản phẩm giá rẻ phổ biến với người tiêu dùng trẻ tuổi.
Để tăng doanh thu, ông Zhao phải bán nhiều mặt hàng hơn trước. Dự định, trong vài tháng tới, doanh nghiệp của vị CEO này sẽ thuê thêm 10 công nhân địa phương để làm việc cho nhà máy vốn đã 30 nhân công ở Trung Quốc.
Khi được CNBC hỏi vào tháng 1, Cơ quan Hải quan của Trung Quốc đã thừa nhận áp lực đối với xuất khẩu của quốc gia này do nhu cầu nhập khẩu của quốc tế chậm lại và lưu ý những rủi ro gia tăng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Dữ liệu thương mại cho thấy, nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc đang tăng lên ở các thị trường khác, chẳng hạn như Đông Nam Á.
Theo Qingtuanshe, một nền tảng tìm kiếm việc làm trong ứng dụng di động Alipay, kể từ khi làn sóng Covid của Trung Quốc kết thúc, các nhà tuyển dụng đã tăng tỷ lệ các vị trí bán thời gian và các nhà sản xuất đang tăng cường trả lương cho công nhân hàng tuần, thay vì mỗi tháng một lần.
Mặc dù không có thay đổi rõ ràng về tiền lương kể từ khi mở cửa trở lại, nhưng Qingtuanshe lưu ý rằng mức lương cho các công việc trong nhà máy đã giảm mạnh trong thời kỳ đại dịch.
Thiếu nhân công lành nghề
Đối với nền kinh tế Trung Quốc, sự sụt giảm nhu cầu nhập khẩu ở nước ngoài cho thấy một vấn đề việc làm phổ biến hơn: Thiếu công nhân nhà máy có tay nghề cao.
Theo CNBC, việc tìm kiếm công nhân và tìm đúng công nhân ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp ngày càng cao mặc dù nhân công dồi dào, thật khó để tìm được cả những người giám sát có trình độ và công nhân có tay nghề, kỹ thuật ổn định.
Dan Wang, nhà kinh tế trưởng tại Hang Seng China có trụ sở tại Thượng Hải cho biết, ngành sản xuất chiếm 18% lực lượng lao động của Trung Quốc và công nhân xây dựng chiếm 11%. Tuy nhiên, phần lớn chỉ có trình độ trung học cơ sở, khiến họ khó chuyển sang ngành khác.
Bà dự đoán, ở khu vực nông thôn, sẽ có hơn 1 triệu người thất nghiệp. Sụt giảm trong xuất khẩu và thúc đẩy tự động hóa ở Trung Quốc, nhu cầu về công nhân xây dựng của lĩnh vực bất động sản giảm là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đáng buồn này.
Đồng thời, triển vọng của lĩnh vực dịch vụ cũng chưa rõ ràng, mức tăng trưởng mờ nhạt trong tiêu dùng cũng khiến ngành này khó tiếp nhận lao động mới, như mức tiền đại dịch.
Có vẻ như giải pháp cuối cùng vẫn là một số khóa đào tạo do chính phủ tài trợ. Thời gian trôi qua, nhiều người trong số những người lao động đó cần được đào tạo để thực sự kiếm sống.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm