Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:30 29/09/2022

Liên minh châu Âu và Mỹ sắp áp đặt các lệnh cấm vận mới đối với Nga

Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Tư (28/9) đã đề xuất một vòng trừng phạt thứ 8 đối với Nga, bao gồm các hạn chế thương mại chặt chẽ hơn, nhiều danh sách cá nhân bị trừng phạt hơn và giới hạn giá dầu đối với các nước thứ ba.

Đề xuất sẽ được chuyển cho 27 quốc gia thành viên của EU, những nước sẽ tiếp tục tiến hành các thủ tục thông qua giống như đối với 7 biện pháp trừng phạt mà họ đã áp đặt lên Nga kể từ khi Moscow tấn công vào Ukraine ngày 24 tháng 2.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (trái) và Trưởng ban Chính sách Đối ngoại của Liên minh châu Âu Josep Borrell thông báo về lệnh trừng phạt tại Brussels, Bỉ vào ngày 28 tháng 9 năm 2022. Ảnh: Reuters

Điều này có thể mất thời gian dù cho EU đã cho thấy sự quyết tâm hơn sau khi Nga huy động thêm quân đội cho cuộc chiến ở Ukraine vào tuần trước, cũng như đưa ra các mối đe dọa hạt nhân và việc chuẩn bị sáp nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine.

Nhóm G7 - bao gồm một số nước thuộc EU như Ý, Pháp và Đức - đã đồng ý đưa ra mức trần giá dầu thông qua các công ty bảo hiểm. Trước đây, EU cũng đã thống nhất đồng ý ngừng nhập khẩu dầu của Nga bắt đầu từ cuối năm nay.

Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết khối này cũng sẽ đưa nhiều cá nhân hơn vào danh sách trừng phạt, đặc biệt những quan chức Nga tham gia vào các cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý ở các vùng lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng.

Bà Von der Leyen cho biết lệnh cấm nhập khẩu mới sẽ khiến Nga mất đi 7 tỷ euro doanh thu và EU cũng sẽ mở rộng danh sách các mặt hàng bị cấm xuất khẩu. Theo đề xuất, các công ty châu Âu sẽ bị cấm cung cấp thêm dịch vụ cho Nga, và công dân châu Âu sẽ không được phép ngồi vào hội đồng quản trị của các công ty nhà nước Nga.

Bên cạnh EU, Mỹ cũng sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga trong một vài ngày tới như một phản ứng sau việc Nga tiến hành trưng cầu dân ý sát nhập các khu vực của Ukraine.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết hôm thứ Tư (28/9): “Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các đồng minh và đối tác để gây áp lực lớn hơn nữa đối với Nga... Bạn có thể mong đợi các biện pháp bổ sung từ chúng tôi trong những ngày tới”.

Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết các biện pháp này sẽ bao gồm các hình phạt đối với các cá nhân và thực thể ủng hộ việc sáp nhập ở cả trong và ngoài nước Nga. Bà cho biết Mỹ sẽ không công nhận các khu vực do Nga sáp nhập trên khắp Ukraine.

Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể tuyên bố sáp nhập các lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraine trong vòng vài ngày tới, chỉ hơn một tuần kể từ khi ông tán thành cuộc trưng cầu dân ý, ra lệnh huy động quân sự và thề sẽ bảo vệ Nga bằng vũ khí hạt nhân nếu cần thiết.

Mỹ đã áp đặt một số đợt cấm vận nhắm vào Nga sau cuộc tấn công của Moscow vào Ukraine. Chúng bao gồm việc giảm nhập khẩu của Nga đối với các công nghệ tiên tiến như chất bán dẫn, cảm biến… được cho là sẽ ảnh hưởng đến khả năng lâu dài của Nga trong việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch như dầu.

Đọc thêm

Xem thêm