Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 08/09/2022

LHQ: Tiến bộ của nhân loại thụt lùi 5 năm do COVID-19

Chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc (LHQ) đã giảm trong hai năm liên tiếp vào năm 2020 và 2021. Sự thụt lùi này thực sự mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến hơn 90% quốc gia trên thế giới.

Theo báo cáo mới được công bố của LHQ, một loạt các cuộc khủng hoảng chưa từng có, chủ yếu do đại dịch COVID-19 gây ra, đã khiến sự tiến bộ của nhân loại thụt lùi 5 năm và thúc đẩy làn sóng bất ổn toàn cầu. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho biết lần đầu tiên kể từ khi cơ quan này được thành lập cách đây hơn 30 năm, Chỉ số phát triển con người - thước đo về kỳ vọng cuộc sống, trình độ học vấn và mức sống của các quốc gia - đã giảm trong 2 năm liên tiếp vào năm 2020 và năm 2021.

“Điều đó có nghĩa là tuổi thọ trung bình giảm, chúng ta được giáo dục kém hơn và thu nhập của chúng ta đang đi xuống. Có thể hiểu tại sao rất nhiều người bắt đầu cảm thấy tuyệt vọng, buồn bã và lo lắng về tương lai”, Achim Steiner - Giám đốc của UNDP cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

COVID-19 đã xóa bỏ nỗ lực phát triển trong nhiều năm của nhân loại (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Chỉ số phát triển con người đã tăng đều đặn trong nhiều thập kỷ, nhưng bắt đầu giảm vào năm 2020 và tiếp tục giảm vào năm 2021, xóa bỏ mức tăng của 5 năm trước đó. Với tiêu đề "Thời điểm bất định, cuộc sống bất an", báo cáo của LHQ chỉ ra đại dịch COVID-19 là nguyên nhân chính của sự đảo ngược toàn cầu. Ngoài ra, các cuộc khủng hoảng khác liên quan đến chính trị, kinh tế và khí hậu chồng chất lên nhau khiến thế giới không có thời gian để phục hồi ngay cả sau đại dịch.

“Chúng ta đã từng đối mặt với các thảm họa trước đây. Chúng tôi cũng từng chứng kiến các cuộc xung đột. Nhưng sự tập hợp của tất cả những gì chúng ta đang phải đối mặt hiện nay là một trở ngại lớn đối với sự phát triển của loài người”, Người đứng đầu UNDP nhấn mạnh.

Theo nghiên cứu, sự thụt lùi này thực sự mang tính toàn cầu, ảnh hưởng đến hơn 90% các quốc gia trên thế giới. Thụy Sĩ, Na Uy và Iceland giữ nguyên vị trí dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số phát phát triển con người, trong khi Nam Sudan, Chad và Niger xếp cuối danh sách.

Chỉ số phát triển con người sụt giảm phần lớn do tuổi thọ trung bình giảm từ 73 tuổi vào năm 2019 xuống còn 71,4 tuổi vào năm 2021. “Bất chấp sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ vào năm 2021, tuổi thọ vẫn tiếp tục giảm”, Pedro Conceicao, tác giả chính của báo cáo, cho biết trong một cuộc họp báo, gọi sự sụt giảm này là “một cú sốc chưa từng có”.

Trong khi một số quốc gia bắt đầu phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch, nhiều quốc gia khác ở châu Mỹ Latinh, châu Phi cận Sahara, Nam Á hoặc vùng Caribe lại không có thời gian để phục hồi khi một cuộc khủng hoảng mới nổ ra - cuộc chiến ở Ukraine. Trước cuộc khủng hoảng năng lượng và khủng hoảng lương thực hiện nay, “không nghi ngờ gì nữa, triển vọng cho năm 2022 là rất tồi tệ,” ông Steiner nhận định.

Xung đột địa chính trị tại Ukraine làm giảm triển vọng phát triển toàn cầu năm 2022 (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Báo cáo cũng lưu ý rằng Chỉ số phát triển con người có thể được cải thiện bằng cách tập trung vào ba lĩnh vực chính: đầu tư vào năng lượng tái tạo, chuẩn bị cho đại dịch trong tương lai, và đổi mới để tăng cường năng lực đối phó với các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra. 

Người đứng đầu UNDP đồng thời kêu gọi tích cực hỗ trợ cho các quốc gia dễ bị tổn thương. Ông Steiner khẳng định: “Biến đổi khí hậu, nghèo đói, tội phạm mạng và đại dịch đòi hỏi chúng ta phải làm việc cùng nhau như một cộng đồng quốc tế”.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm