Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 24/12/2022

Lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản đạt mức cao mới trong 40 năm

Dữ liệu cho thấy lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đạt mức cao mới trong 4 thập kỷ do các công ty tiếp tục chuyển chi phí gia tăng sang các hộ gia đình.

Đây là một dấu hiệu cho thấy giá cả tăng vọt đang lan rộng và có thể khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản chịu áp lực giảm bớt các gói kích thích lớn.

Tại Nhật Bản, nhiều nhà bán lẻ lên kế hoạch tăng giá thêm cho các sản phẩm thực phẩm vào năm tới. (Nguồn: Newsofmax)

Nhiều tháng trước khi có sự điều chỉnh bất ngờ đối với chính sách kiểm soát lợi suất vào đầu tuần này, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đã thảo luận về tác động thị trường tiềm năng của việc thoát khỏi lãi suất cực thấp trong tương lai, biên bản cuộc họp tháng 10 được công bố hôm qua (23/12) cho thấy.

Các nhà phân tích cho biết, trong khi nhiều nhà bán lẻ lên kế hoạch tăng giá thêm cho các sản phẩm thực phẩm vào năm tới, thì triển vọng lạm phát và thời điểm thực hiện bất kỳ điều chỉnh chính sách nào nữa của BOJ đều bị xáo trộn bởi nguy cơ suy thoái toàn cầu và sự mông lung về tốc độ tăng lương.

“Rào cản đối với việc bình thường hóa chính sách không phải là thấp. Nền kinh tế toàn cầu có thể xấu đi trong nửa đầu năm tới, khiến BOJ khó thực hiện các bước có thể được hiểu là thắt chặt tiền tệ”, Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, cho biết.

Dữ liệu được công bố vào hôm qua cho thấy chỉ số giá tiêu dùng cốt lõi (CPI) của Nhật Bản, không bao gồm thực phẩm tươi sống khó bảo quản nhưng bao gồm chi phí năng lượng, đã tăng 3,7% trong tháng 11 so với một năm trước đó, phù hợp với dự báo của thị trường và tăng từ mức tăng 3,6% trong tháng 10.

Cao nhất trong 40 năm qua

Đây là mức tăng lớn nhất kể từ mức tăng 4% vào tháng 12/1981, khi lạm phát vẫn còn cao do tác động của cú sốc dầu năm 1979 và nền kinh tế bùng nổ.

Ngoài hóa đơn tiện ích, giá cả của nhiều loại hàng hóa từ gà rán, điện thoại thông minh đến máy điều hòa nhiệt độ đều tăng, cho thấy dấu hiệu của áp lực lạm phát gia tăng.

Nhiều nhà phân tích kỳ vọng lạm phát tiêu dùng cơ bản sẽ chậm lại gần con số mục tiêu 2% của BOJ vào năm tới, do tác động cơ bản của việc tăng giá nhiên liệu trong quá khứ tan biến và tác động của các khoản trợ cấp của Chính phủ nhằm kiềm chế giá điện có hiệu lực từ tháng 2.

Nhưng một chỉ số loại bỏ các yếu tố một lần như vậy có thể vẫn tăng và gây áp lực buộc BOJ phải cảnh giác trước khả năng lạm phát gia tăng do nhu cầu.

Cái gọi là chỉ số “cốt lõi”, không bao gồm cả giá thực phẩm tươi sống và năng lượng, đã tăng 2,8% trong tháng 11 so với một năm trước đó, tăng nhanh từ mức tăng 2,5% trong tháng 10.

Sự gia tăng chỉ số cốt lõi, mà BOJ theo dõi chặt chẽ như một thước đo lạm phát do nhu cầu, cho thấy áp lực lạm phát đang hình thành thời gian qua ở Nhật Bản dễ bị giảm phát và có thể tồn tại trong năm tới.

Sắp tăng giá

Công ty nghiên cứu Teikoku Data Bank cho biết trong một báo cáo rằng, các công ty dự kiến sẽ tăng giá đối với 7.152 sản phẩm thực phẩm trong 4 tháng đầu năm 2023, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm nay.

Teikoku Data Bank cho biết: “Chúng ta có thể sẽ chứng kiến đợt tăng giá ồ ạt vào năm tới và có thể dữ dội hơn năm nay”, khi các công ty phải đối mặt với chi phí phân phối và lao động tăng cao.

BOJ đã khiến thị trường choáng váng vào đầu tuần này khi điều chỉnh kiểm soát lợi suất và cho phép lãi suất dài hạn tăng cao hơn, một động thái mà các nhà đầu tư trên thị trường coi là khúc dạo đầu cho việc tiếp tục rút lại chương trình kích thích kinh tế khổng lồ của mình.

Thống đốc BOJ - ông Haruhiko Kuroda, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 4/2023, cho biết ngân hàng không có ý định rút lại gói kích thích vì lạm phát dự kiến sẽ giảm xuống dưới 2% vào năm tới.

Nhưng bản báo cáo tháng 10 cho thấy có bao nhiêu thành viên hội đồng quản trị của ông đang chuyển sự chú ý của họ sang nguy cơ lạm phát vượt mức và triển vọng rút lại gói kích thích.

“Với những thay đổi về cấu trúc chẳng hạn như chuyển hướng khỏi toàn cầu hóa, những kinh nghiệm trong quá khứ ở Nhật Bản có thể không nhất thiết phải áp dụng. Chúng tôi không thể loại trừ khả năng lạm phát tăng vọt”, nhận định của một thành viên được trích dẫn trong biên bản tháng 10 cho biết.

Dữ liệu CPI có thể sẽ là một trong những yếu tố chính mà BOJ sẽ xem xét kỹ lưỡng khi đưa ra dự báo lạm phát hàng quý mới tại cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày kết thúc vào ngày 18/1 tới đây.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm