Thị trường hàng hóa
Theo Ngân hàng Thế giới, gần 60% các nền kinh tế đang phát triển và thị trường mới nổi nhập khẩu dầu đã ghi nhận giá dầu tăng vọt kể từ khi Nga tấn công Ukraine. Hơn nữa, gần 90% các nền kinh tế này đã ghi nhận mức tăng giá lúa mì tính theo đồng nội tệ lớn hơn so với mức tăng của đô la Mỹ.
Hiện tại, các quốc gia mới nổi đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi, các khu vực Nam Mỹ cũng như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến lạm phát giá lương thực ở mức 2 con số. Các quốc gia giàu nhất OECD cũng ghi nhận mức tăng trung bình 4,5%. Tại châu Á, nhiều nền kinh tế có đã tránh được điều tồi tệ nhất. Tuy nhiên, do sự đa dạng của mỗi nền kinh tế, mỗi quốc gia bị ảnh hưởng theo một cách riêng.
Trên cơ sở khu vực, lạm phát giá lương thực ở Nam Á trung bình hơn 20% trong ba quý đầu năm 2022. Các khu vực khác bao gồm Mỹ Latinh và Caribe, Trung Đông và Bắc Phi, Châu Phi cận Sahara và Đông Âu và Trung Á đều ghi nhận lạm phát giá lương thực trung bình từ 12% đến 15%. Đông Á và Thái Bình Dương có kết quả tốt hơn hầu hết các quốc gia đang phát triển một phần là do giá gạo ổn định rộng rãi, mặt hàng chủ lực của khu vực.
Ngân hàng Thế giới lưu ý: “Sự kết hợp giữa giá hàng hóa tăng cao và đồng tiền mất giá liên tục dẫn đến lạm phát leo thang ở nhiều quốc gia”, đồng thời cảnh báo rằng các nhà hoạch định chính sách ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển “có giới hạn để quản lý chu kỳ lạm phát toàn cầu rõ rệt nhất trong nhiều thập kỷ”.
Ngay cả tại nền kinh tế lớn bậc nhất thế giới là Mỹ, Ngân hàng Thế giới đã dự đoán rằng giá năng lượng cũng sẽ giảm 11% vào năm 2023 sau khi tăng 60% trong năm nay sau xung đột Nga - Ukraine. Trong đó, giá dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 92 USD/thùng vào năm 2023 trước khi giảm xuống 80 USD vào năm 2024 - vẫn cao hơn mức trung bình 5 năm là 60 USD.
Mỹ hiện đang phải vật lộn với giá cả hàng hóa tăng cao bao gồm giá nhiên liệu và thực phẩm cao. Mặc dù giá xăng đã giảm đáng kể so với mức đỉnh trong nhiều tháng trước, tuy nhiên, vẫn cao hơn 10,6% so với một năm trước; dầu diesel cao hơn 46,5% trong khi giá lương thực tăng 11,4% trong năm qua, mức tăng hàng năm cao nhất trong 23 năm.
Vào năm 2023, các chuyên gia cho rằng lạm phát ở Mỹ có thể đã đạt đỉnh vào mùa hè và giá nhiên liệu sẽ giảm thêm 11%. Dự kiến, sẽ mất nhiều năm để Mỹ ổn định giá, vấn đề còn tồi tệ hơn nhiều ở các nền kinh tế đang phát triển.
Theo ngân hàng này, cả giá khí đốt tự nhiên và giá than đều sẽ giảm vào năm 2023 so với mức cao kỷ lục vào năm 2022, nhưng giá khí đốt tự nhiên của Mỹ và giá than của Úc vẫn được dự báo sẽ cao gấp đôi mức trung bình trong 5 năm qua vào năm 2024. Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên của châu Âu có thể cao hơn gần bốn lần.
WB dự đoán thêm rằng xuất khẩu dầu của Nga có thể giảm tới 2 triệu thùng mỗi ngày do các lệnh trừng phạt của EU đối với các sản phẩm dầu của Nga, cùng với các hạn chế về bảo hiểm và vận chuyển, sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm