Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:58 04/05/2023

Lạm phát Pakistan tăng nhanh nhất châu Á, "chiếm ngôi" Sri Lanka

Pakistan vừa soán ngôi lạm phát nhanh nhất châu Á từ Sri Lanka do đồng nội tệ của nước này yếu hơn, cùng với chi phí năng lượng và lương thực tăng cao đã đẩy giá cả tăng lên mức kỷ lục trong tháng 4.

Giá tiêu dùng tại Pakistan đã tăng 36,4% trong tháng 4 so với một năm trước đó, mức cao nhất kể từ năm 1964, theo dữ liệu do Tổng Cục Thống kê công bố hôm 2/5. Trong tháng 3 trước đó, mức tăng đạt 35,4%.

 

Một khách hàng mua rau tại một gian hàng ở Lahore, Pakistan. (Nguồn: Betsy Joles/Bloomberg)

Dữ liệu cho thấy lạm phát của Pakistan vượt xa mức lạm phát ở Sri Lanka đã giảm xuống 35,3% trong tháng 4 và đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế. Đồng rupee của Pakistan là một trong những đồng tiền hoạt động kém nhất trên toàn cầu cho đến năm 2023, giảm 20% so với đồng đô la Mỹ và khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn.

Dữ liệu cho thấy giá vận chuyển tăng 56,8% trong khi lạm phát thực phẩm tăng nhanh 48,1% trong tháng 4 so với một năm trước đó. Giá quần áo, giày dép tăng 21,6% và giá nhà ở, điện nước tăng 16,9%.

Lạm phát của Pakistan dự kiến sẽ tăng cao hơn nữa sau khi các nhà chức trách tăng thuế và giá nhiên liệu để đáp ứng các điều kiện của IMF nhằm khôi phục chương trình cho vay trị giá 6,5 tỷ USD.

Các quỹ cứu trợ sẽ rất quan trọng để giúp Pakistan thanh toán các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu như thực phẩm và nhiên liệu, đồng thời tránh vỡ nợ trong những tháng tới. Tuy nhiên, IMF đang tìm kiếm sự đảm bảo tài chính trước khi khởi động lại viện trợ.

Nhà kinh tế học Ankur Shukla cho biết, tình trạng lạm phát của Pakistan nóng lên trong tháng 4 khó có thể khiến ngân hàng trung ương tăng lãi suất hơn nữa. “Chúng tôi cho rằng Ngân hàng Nhà nước Pakistan đã nâng lãi suất đủ cao và nên chờ xem tác động của việc thắt chặt chi tiêu. Các dự báo của chúng tôi cho thấy lạm phát sẽ đạt đỉnh vào tháng 5 và sau đó bắt đầu giảm dần do giá lương thực hạ nhiệt và hiệu ứng cơ bản chi tiêu cao hơn đầu năm bắt đầu”, ông Shukla nói.

Để kiềm chế áp lực giá cả, Ngân hàng Nhà nước Pakistan đã tăng lãi suất chuẩn vào tháng trước lên 21% - mức cao nhất kể từ khi dữ liệu của ngân hàng trung ương ghi nhận từ năm 1956. Lạm phát gia tăng có thể khiến chi phí vay tăng cao đối với quốc gia Nam Á đang phải vật lộn với nền kinh tế phục hồi sau lũ lụt năm ngoái.

Theo Uzair Younus, Giám đốc tại Trung tâm Nam Á của Hội đồng Đại Tây Dương, kỳ đánh giá chính sách tiền tệ tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 12/6. Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Pakistan cho biết lạm phát đang ổn định nhưng dữ liệu gần đây cho thấy sự lạc quan đó đã bị đặt nhầm chỗ.

Younus cho biết: “Những con số gần đây thậm chí còn cung cấp thêm bằng chứng cho thấy ngân hàng trung ương tiếp tục phản ứng chậm và thụt lùi. Điều đáng lo ngại nhất là giá lương thực tiếp tục tăng cao - hơn 4 triệu công dân đã rơi xuống dưới mức nghèo khổ và giá lương thực tăng cao sẽ gây thêm tổn thương cho nhiều thế hệ đối với vô số hộ gia đình”.

Giá cả tăng cao đang gây thêm áp lực lên Thủ tướng Pakistan - ông Shehbaz Sharif, người cũng đang phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng chính trị. Đối thủ của ông, ông Imran Khan, đang tìm kiếm các cuộc bầu cử sớm và đe dọa sẽ quay lại các cuộc biểu tình trên đường phố nếu yêu cầu của ông không được đáp ứng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm