Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:15 04/02/2023

Kinh tế Pakistan rơi vào thế “ngàn cân treo sợi tóc”

Pakistan chỉ có đủ dự trữ ngoại tệ để thanh toán cho khoảng ba tuần nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những thách thức mà quốc gia này phải chịu đựng.

Những thách thức hiện hữu của Pakistan

Tuần này, quốc gia Nam Á phải hứng chịu vụ đánh bom kinh hoàng nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo, cướp đi sinh mạng của ít nhất 100 người. Vào ngày 24/1, khoảng 230 triệu cư dân của đất nước đã phải chịu cảnh mất điện trên toàn quốc.

Hôm qua (3/3), Rupee - nội tệ của Pakistan đang ở mức thấp kỷ lục so với đồng đô-la (Mỹ).

Tờ tiền 5.000 rupee của Pakistan. (Nguồn: nation.com.pk)

Trong khi đó, theo CNBC, tình trạng tham nhũng tràn lan của Chính phủ, dự trữ ngoại hối cạn kiệt và nợ nần chồng chất đã khiến nền kinh tế Pakistan lao dốc.

Mọi người tập trung tại một chợ bán buôn ở Karachi, Pakistan vào ngày 1/2/2023. Ảnh: CNBC.

Bột mì, nguồn lương thực nuôi sống người dân Pakistan đang tăng giá hơn gấp đôi, bên cạnh đó, giá nhiên liệu tăng gần gấp đôi trong vòng chưa đầy một năm.

Ngày qua ngày, những người dân này đều than thở về câu chuyện hàng hoá ngày một đắt đỏ, làm không đủ chi. Thêm vào đó, bất ổn chính trị sẽ khiến con người ta trở nên càng vô vọng hơn.

Ít nhất 25 người thiệt mạng và 120 người bị thương trong vụ nổ nhà thờ Hồi giáo tại trụ sở cảnh sát ở Pakistan vào ngày 30/1. Ảnh: CNBC.

Hôm 3/3, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đến thăm thủ đô Islamabad để tiến hành các cuộc đàm phán quyết định với Chính phủ Pakistan. Mục tiêu của các cuộc đàm phán là gói cứu trợ trị giá 7 tỷ đô la. Tuy nhiên, đi kèm với điều kiện Chính phủ phải cải tổ cách quản lý, điều chỉnh chính sách tiền tệ và giá năng lượng…

Điều này đến vào thời điểm không thể quan trọng hơn: Pakistan chỉ có đủ dự trữ ngoại tệ để thanh toán cho khoảng ba tuần nhập khẩu hàng hoá.

Vào năm 2019, Pakistan đã nhận được khoản cứu trợ trị giá 6 tỷ đô la từ IMF, trong đó 1 tỷ đô la khác đã được bổ sung vào tháng 8/2022.

Vào cuối tháng 1, Pakistan đã dỡ bỏ mức giá trần đối với đồng nội tệ, khiến đồng Rupee giảm 20% so với đồng đô la chỉ trong vài ngày. Chính phủ tăng giá nhiên liệu lên 16%.

Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Pakistan đã tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản để “ghìm cương” lạm phát cao nhất của đất nước trong nhiều thập kỷ, dự kiến sẽ lên tới 26% vào tháng Giêng.

Đất nước Ả-rập Xê-út giàu dầu mỏ là đồng minh lâu năm của Pakistan, đã nhiều lần hỗ trợ tài chính cho nước này. Nhưng bây giờ, ngay cả quốc gia vùng Vịnh cũng đang yêu cầu phải thấy sự cải thiện nghiêm túc liên quan đến quản trị và tham nhũng trước khi nới lỏng hầu bao.

Gần đây hơn, Pakistan là “nạn nhân” của biến đổi khí hậu: Lũ lụt thảm khốc vào tháng 6 năm 2022 đã nhấn chìm một phần ba đất nước, ảnh hưởng đến 33 triệu người và gây thiệt hại hàng tỷ đô la và tổn thất kinh tế.

Một khu dân cư bị ngập lụt ở thị trấn Dera Allah Yar, Pakistan. Ảnh: CNBC.

Những tai ương đó kết hợp với các vấn đề kinh tế tồn đọng và tác động lâu dài của Covid-19 đã khiến Ngân hàng Thế giới vào đầu tháng 1 hạ dự báo tăng trưởng của Pakistan từ 4% vào tháng 6/2022 xuống 2% cho năm 2023, với những lý do chính: “tình hình kinh tế bấp bênh, dự trữ ngoại hối thấp và thâm hụt tài chính và tài khoản vãng lai lớn”.

Nợ nần chồng chất Trung Quốc

Là quốc gia giáp biên giới, Pakistan hiện được cho là đang nợ nần chồng chất Trung Quốc. Theo IMF, hơn 30% tổng số nợ nước ngoài của Pakistan là đi vay từ Trung Quốc.

Ước tính, số tiền đó gấp ba lần số tiền mà Pakistan nợ IMF và nhiều hơn các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á cộng lại.

Các khoản vay của Trung Quốc “đi kèm với các điều kiện không rõ ràng, bỏ qua khả năng tồn tại lâu dài của các dự án, bỏ qua các chi phí môi trường và xã hội, và có lãi suất thường cao hơn 1-2% so với lãi suất do các bên cho vay của OECD đưa ra.

Bất chấp tất cả những điều này và tình hình tài chính hiện tại, Pakistan vẫn tiếp tục vay mượn từ Trung Quốc.

“Gần đây nhất, họ đã tìm kiếm khoản vay 10 tỷ đô la từ Trung Quốc cho một dự án đường sắt lớn, bỏ qua những lo ngại về nợ nần. Những quyết định như vậy chắc chắn sẽ đẩy đất nước đến chỗ vỡ nợ sớm hơn là muộn,” một chuyên gia đầu ngành chia sẻ.

Các khoản nợ từ Trung Quốc thực sự là “vấn đề nhỏ nhất của Pakistan, do liên minh Pakistan của Trung Quốc chủ yếu là quân sự và theo nghĩa đó khác với các quốc gia châu Phi hoặc các quốc gia Đông Nam Á khác”.

Hai nước vẫn gắn kết vì các mục đích quân sự và chiến lược, vì vậy nợ Trung Quốc có thể chưa phải là một trách nhiệm cấp bách như các vấn đề còn lại của quốc gia Nam Á.

Theo Usman, nhiếp ảnh gia ở Islamabad, nhiều người đang phải nặng gánh với áp lực rời quê hương, chưa bao giờ thực tế đến vậy.

“Vào một buổi đêm mất điện, em gái tôi đã gọi điện yêu cầu tôi gia hạn hộ chiếu của bố mẹ mình. Cô ấy muốn họ rời Pakistan và đến Canada sinh sống”, nhiếp ảnh gia chia sẻ.

Đọc thêm

Xem thêm