Thị trường hàng hóa
Đồng thời, vị này nhận định nếu Ấn Độ tiếp tục đà phát triển này, quốc gia này sẽ trở thành nền kinh tế trị giá 40 nghìn tỷ đô la vào năm 2047 - năm kỷ niệm 100 năm Độc lập của quốc gia này.
Phát biểu tại Đối thoại Kinh tế Châu Á, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ cho biết Ấn Độ không chỉ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất mà sẽ tiếp tục duy trì như vậy trong nhiều thập kỷ tới.
“Ấn Độ rõ ràng được coi là quốc gia của thế kỷ 21, xét trên nền tảng kinh tế vĩ mô mạnh mẽ của chúng tôi và những cải cách trong vài năm qua”, ông Goyal nhận định.
Ông nói thêm: “Chúng tôi đã nhảy vọt từ nền kinh tế lớn thứ 10 sang nền kinh tế lớn thứ 5 và có số dân số trẻ đông đảo - tài sản lớn nhất của quốc gia”.
Về thương mại, năm 2019, Ấn Độ đã quyết định không tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vì điều này có thể gióng lên hồi chuông báo tử đối với lĩnh vực sản xuất của nước này.
Nếu phụ thuộc vào RCEP, lợi ích của Ấn Độ sẽ bị đe doạ, khiến người dân Ấn Độ quen với hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc.
Ngoài ra, vị Bộ trưởng này cho hay Ấn Độ hiện là đối tác mà thế giới có thể tin tưởng và bằng cách biến cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 thành cơ hội, chúng tôi đã thu hút sự chú ý của toàn cầu, đưa ra vắc-xin và tiêm chủng cho người dân với chi phí thấp, không từ bỏ một cam kết quốc tế nào và đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong các năm 2021-2022.
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Goyal cũng đã đề cập đến nhiều chủ đề khác như bản địa hóa 100% trong ngành công nghiệp ô tô, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên có lợi hơn, thúc đẩy các doanh nghiệp xanh, biến đổi khí hậu, canh tác hữu cơ, v.v. sẽ quyết tâm đưa quốc gia này đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế nghìn tỷ vào 24 năm nữa.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm