Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:49 11/07/2022

Kiềm chế lạm phát tại Mỹ: Vấn đề nằm ở quản lý nguồn cung

Paul Gambles cho rằng việc tăng lãi suất để kiềm chế nhu cầu và lạm phát không phải là giải pháp phù hợp vì giá hàng hoá bị đẩy lên chủ yếu bởi các cú sốc chuỗi cung ứng. Vấn đề hiện tại của Mỹ là khó quản lý các nguồn cung chứ không phải các chính sách tiền tệ.

Giá hàng hóa tăng do “cú sốc" nguồn cung 

Theo nhà phân tích Paul Gambles, đối tác quản lý tại công ty tư vấn MBMG Group, các nhà sản xuất và nhà cung cấp toàn cầu đã không thể sản xuất và cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng một cách kịp thời trong thời gian đại dịch Covid bùng phát, khiến hiện tại tổng cầu thế giới đã tăng lên một cách đáng kể. Trong khi đó, đầu năm nay Trung Quốc thực hiện các biện pháp phong tỏa với nhiều thành phố liên quan đến Covid 19, các lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga và chính sách đáp trả của quốc gia này cũng đã cắt giảm lượng lớn nguồn cung, chủ yếu là sản phẩm hàng hóa, năng lượng. 

Nhà phân tích Paul Gambles, đối tác quản lý tại công ty tư vấn MBMG Group. (Ảnh: Nguồn quốc tế) 

Đề cập đến cuộc khủng hoảng năng lượng mà châu Âu phải đối mặt, Ông Paul Gambles cho rằng nhiều vấn đề áp lực kinh tế đã xảy ra do các lệnh trừng phạt với Nga. Việc quản lý nguồn cung là vấn đề khá nan giải.

"Chúng tôi đã thực hiện khảo sát trên toàn bộ các ngành công nghiệp, một loạt các doanh nghiệp, họ đang gặp phải nhiều thách thức khác nhau mà vấn đề giải quyết chỉ là nguyên, nhiên liệu đầu vào", ông Paul Gambles chia sẻ. Hiện tại, các chính phủ trên khắp thế giới đang tập trung vào việc “hạ nhiệt” nhu cầu như một phương án kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên Bang (Fed) cho rằng chính sách tiền tệ không thể giải quyết vấn đề cú sốc nguồn cung và liên tục dự báo tăng lãi suất. Theo đó, vào tháng 6, Fed đã tăng lãi suất chuẩn thêm 75 điểm cơ bản lên phạm vi 1,5% -1,75%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994.

Ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed cho biết sẽ có một đợt tăng lãi suất nữa vào tháng 7. Tương tự, mới đây Ngân hàng Dự trữ Úc thông báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất  và các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương khác như Philippines, Singapore và Malaysia đều đã nhảy vào cùng một lộ trình tăng lãi suất. 

Lạm phát tăng nhanh phản ánh sự mất cân bằng giữa cung và cầu sau đại dịch, và sự thiếu hụt năng lượng khiến giá cả hàng hoá giá cao hơn. Theo các chuyên gia, việc Fed nâng lãi suất không giải quyết được vấn đề nguồn cung hạn chế, trong khi đó nhu cầu và giá cả cùng tăng lên ở mức đồng đều trong bối cảnh hiện nay. 

Chính sách tiền tệ khó đạt được mục đích kỳ vọng

Theo báo cáo việc làm tháng 6 của Mỹ, chỉ trong 1 năm đại dịch Covid bùng phát số lượng việc làm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới đã giảm đi gần 10 triệu. Dù hiện tại không có rào cản của Covid nhưng trên thực tế thị trường lao động đang có xu hướng sụt giảm. Thị trường lao động đã có thêm 390.000 việc làm vào tháng 6, đó là con số cao hơn dự báo, nhưng vẫn giảm từ mức 428.000 vị trí hồi tháng 4 và thị trường này được dự báo giảm xuống 250.000 vào tháng 7. 

Việc Bộ Lao động Mỹ quyết định tăng lương cơ bản cho người lao động cũng khiến các nhà tuyển dụng hạn chế số lượng việc làm cho doanh nghiệp của họ. Trong bối cảnh giá cả leo thang, thị trường lao động bắt đầu xuống dốc, người dân sẽ bắt đầu cắt giảm chi tiêu. Ông Gambles cho rằng những chính sách tiền tệ sẽ không tạo ra nhiều khác biệt cho các vấn đề này.

Ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed. (Ảnh: Nguồn quốc tế) 

Gambles cho biết thêm, các Ngân hàng Trung ương sẽ khó có thể dùng biện pháp tăng lãi suất để duy trì khả năng kiềm chế lâu dài đối với lạm phát. Stephen King, Cố vấn kinh tế cấp cao của HSBC, cũng đã đưa ra các phân tích nói rằng nguyên nhân cho lạm phát không đơn giản chỉ là cú sốc cung cầu, mà là hoạt động của nhiều yếu tố. Việc đóng cửa đại dịch, biến động chuỗi cung ứng và xung đột địa chính trị, cũng như các chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã góp phần làm tăng lạm phát. 

Về mặt kinh tế, cuộc khủng hoảng COVID-19 chủ yếu được coi là một thách thức về nhu cầu. Các Ngân hàng Trung ương đã phản ứng bằng cách đưa ra mức lãi suất thấp và tiếp tục nới lỏng các chính sách tiền tệ. Nhưng trên thực tế, các biện pháp đó không có tác dụng liên quan đến vấn đề nhu cầu. Lạm phát tại Mỹ tăng cao khiến các nền kinh tế khác cũng phải cạnh tranh qua lãi suất để giữ chân dòng vốn.

Tăng lãi suất thường là liều thuốc kinh điển các Ngân hàng Trung ương thường sử dụng để chống lại lạm phát. Mỹ đã có kinh nghiệm đau thương với lạm phát những năm 1970. Paul Volcker, Chủ tịch Fed lúc đó, đã dùng lãi suất với liều lượng mạnh để cắt cơn lạm phát 2 con số. Nhưng cái giá phải trả là nền kinh tế rơi vào suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp lên trên 10%.

Việc tăng lãi suất khiến cho việc mở rộng quy mô của các công ty trở nên khó khăn hơn. Điều đó có thể dẫn đến nguy cơ cắt giảm đầu tư, cuối cùng làm tổn hại đến thị trường việc làm và người lao động.

Đọc thêm

Xem thêm