Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 13/01/2023

Khủng hoảng lạm phát - mối đe dọa toàn cầu lớn nhất trong ngắn hạn

Báo cáo Rủi ro Toàn cầu hàng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nhấn mạnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt là rủi ro ngắn hạn lớn nhất mà thế giới phải đối mặt hiện nay, biến đổi khí hậu là mối đe dọa dài hạn lớn nhất.

Xung đột Nga - Ukraine và đại dịch Covid-19 đã đẩy khủng hoảng năng lượng, khan hiếm lương thực và lạm phát lên mức đỉnh điểm, được liệt vào những vấn đề cấp bách nhất của thế giới.

Carolina Klint, lãnh đạo quản lý rủi ro của Continental Europe tại Marsh, chia sẻ với hãng tin CNBC: “Chúng tôi đang xem xét một thứ gì đó vừa mới mẻ nhưng đồng thời cũng rất quen thuộc”. Đồng thời, vị này cảm nhận một số rủi ro cũ sẽ sớm được giải quyết, tuy nhiên, ít nhiều sẽ để lại “tàn tro”.

Ai Cập là một trong nhiều quốc gia nơi người tiêu dùng đang phải vật lộn với giá cả cao leo thang, được World Economic nhấn mạnh Diễn đàn là rủi ro toàn cầu lớn nhất vào năm 2023. Ảnh: CNBC.

Tác động của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đối với những người dân dễ bị tổn thương là “rất khó chấp nhận,” ông Klint nói.

Các Chính phủ trên toàn thế giới hiện đang thực sự nỗ lực để giảm thiểu tác động làm ảnh hưởng đến người dân, đất nước của họ, đồng thời họ đang cố gắng “ghìm cương” lạm phát và xử lý các khoản nợ cao trong lịch sử.

Báo cáo Rủi ro Toàn cầu hàng năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cũng cho biết toàn cầu phải hợp tác hiệu quả hơn trong việc giảm thiểu và thích ứng với khí hậu trong thập kỷ tới để tránh “sự cố sinh thái” và sự nóng lên toàn cầu.

Đồng thời, nhiều chuyên gia nhận định, các Chính phủ sẽ phải đối mặt với “sự đánh đổi” trong những năm tới, khi các thách thức xã hội, môi trường và rủi ro an ninh cạnh tranh tiếp tục hình thành rõ rệt.

Bên cạnh đó, các rủi ro kỳ hạn hai năm được trích dẫn nhiều nhất bao gồm thiên tai, đối đầu địa kinh tế, xói mòn sự gắn kết xã hội, tội phạm mạng lan rộng, làn sóng di cư không tự nguyện quy mô lớn và khủng hoảng tài nguyên thiên nhiên, cùng với biến đổi khí hậu.

Tội phạm mạng và di cư cũng là những rủi ro dài hạn, mặc dù các vấn đề liên quan đến khí hậu chiếm bốn vị trí hàng đầu. Khủng hoảng chi phí sinh hoạt không có trong danh sách này.

Hiện nay, nhiều người vẫn lạc quan rằng thế giới sẽ có thể thoát khỏi tình trạng căng thẳng mà chúng ta đang gặp phải hiện nay, vốn là kết quả của một cuộc khủng hoảng phức tạp. “Đó là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng tất nhiên, cũng là tác động của Nga-Ukraine, vốn đã có tác động lan tỏa đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau”, ông Carolina Klint khẳng định.

Hội nghị thượng đỉnh Davos của Diễn đàn Kinh tế Thế giới bắt đầu vào ngày 16 tháng 1 với khẩu hiệu “hợp tác trong một thế giới bị phân mảnh”.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm