Thị trường hàng hóa
Sự chuyển đổi từ học tập hoàn toàn trực tiếp theo cách truyền thống sang học tập tương tác nhờ vào môi trường số, nhập vai đã đạt được một bước nhảy vọt lớn với sự phát triển của công nghệ giáo dục (edtech) trong metaverse. Khi công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo tăng cường (AR&VR) trở nên phổ biến, chúng đảm bảo tương lai của edtech.
Việc cho phép người học tiếp cận với giáo dục thông qua các nền tảng trực tuyến nâng cao và công nghệ trong lớp học đã cho phép sự kết hợp giữa edtech và metaverse để phát triển và phổ cập việc học tập ở trường. Khi khả năng tiếp cận kiến thức và kiến thức được trình bày theo cách giúp dễ hiểu hơn, mọi người đều có thể học tập theo cách phù hợp nhất với mình.
Trong thời kỳ đại dịch, hầu hết các trường học phải chuyển sang dạy học trực tuyến, mà phổ biến là các lớp học được tổ chức thông qua các nền tảng như Zoom.
Giờ đây, với sự phát triển của các nền tảng edtech phong phú, các nhà giáo dục có thể thu hút người học trở lại và đáp ứng một môi trường học tập nâng cao. Khi các trường học mở cửa trở lại, việc đưa công nghệ vào lớp học truyền thống mang lại lợi ích thực tế cho học sinh và giáo viên.
Từ việc tăng thêm hiểu biết hơn về các môn học bằng cách cho phép học sinh thực hiện hành trình VR xuyên suốt lịch sử hoặc thu hút sự quan tâm của các em với việc giải các bài toán toán học để tăng cường cá nhân hóa mục tiêu học tập và ghi lại tiến trình, các nền tảng edtech mang lại sự tương tác cao hơn và khả năng hiểu bài phong phú hơn.
Metaverse đáp ứng cải tiến cho edtech vì nó mở ra thế giới ảo và cơ hội khám phá trong môi trường học tập. Với khả năng không giới hạn trong thế giới ảo, các nhà giáo dục và học sinh có cơ hội khám phá các chủ đề một cách chuyên sâu, gần như thể chúng thực sự ở đó.
Đưa lịch sử vào cuộc sống, khám phá các kỳ quan địa lý, sử dụng các công thức toán học để tạo trò chơi hoặc xây dựng vũ trụ và khuyến khích phát triển kỹ năng mã hóa và sử dụng công nghệ, là những khía cạnh hấp dẫn của trải nghiệm học tập mà metaverse có thể mang lại. Bằng cách cho phép học sinh thấy, tạo và trải nghiệm đắm chìm trong các bài học, metaverse có thể thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành.
Không chỉ giáo dục đại học có thể được hưởng lợi từ các nền tảng học tập và metaverse. Các khóa học phát triển chuyên môn và đào tạo đều được tăng cường thông qua việc tham gia vào metaverse. Các công ty, đặc biệt là những công ty có nhân viên làm việc tại nhà, có thể sử dụng hệ thống quản lý học tập (LMS) để học tập các chương trình từ xa.
Khi edtech cải tiến và tích hợp các khía cạnh của metaverse, khả năng đào tạo tập trung hơn và tùy chỉnh sẽ trở nên khả thi. Công nghệ được hỗ trợ bởi AI có thể giúp nhân viên vượt qua các quy trình, trong khi các chuyến tham quan AR đến các cơ sở hoặc các cuộc họp VR có thể mang lại mức độ hiểu biết hơn về công ty.
Với việc blockchain và NFT trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống kinh doanh cho các giao dịch tài chính an toàn, hợp đồng và tiếp thị, việc giáo dục về các chủ đề này theo cách truyền thống, tĩnh có thể hạn chế sự hiểu biết. Các công ty có thể cập nhật quy trình của họ và đảm bảo sự tuân thủ và kiến thức của nhân viên thông qua các cuộc trình diễn thực tế bằng cách sử dụng metaverse để cung cấp các hướng dẫn và cung cấp không gian ảo để thử và sai.
Với khu vực châu Á - Thái Bình Dương được cho là có lĩnh vực công nghệ giáo dục phát triển nhanh nhất và thị trường toàn cầu có khả năng đạt 25,7 tỷ USD vào năm 2030, các startup edtech ở Đông Nam Á đang nhanh chóng nổi lên. Các công ty như Doyobi có trụ sở tại Singapore, duPhonics của Thái Lan và SparkLearn Edtech từ Philippines đang đầu tư vào tương lai của giáo dục số.
Doyobi mang đến cho trẻ em những bài học về metaverse, giúp các em trở thành những người giải quyết vấn đề quan trọng và hiểu rõ hơn về các xu hướng công nghệ hiện tại. Gần đây Doyobi đã nhận được khoản đầu tư trị giá 2,8 triệu USD từ vòng tiền series A do Monk's Hill Ventures dẫn đầu khi muốn mở rộng và nâng cao các nguồn tài nguyên giảng dạy của mình.
Trong khi đó, chương trình Telenanny duPhonics dạy trẻ em tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, đáp ứng các lớp học 1-1 thông qua nền tảng và các bài học VR trong metaverse. Công ty khởi nghiệp này có mục tiêu mang đến một môi trường thoải mái và vui vẻ để người học dễ dàng tiếp thu ngôn ngữ hơn là học tập ép buộc.
SparkLearn Edtech từ Philippines đang tạo ra làn sóng đào tạo cho người trưởng thành khi chia sẻ kiến thức của các chuyên gia trong ngành về tiền điện tử, NFT và tất cả những thứ liên quan đến blockchain. Công ty khởi nghiệp này gần đây đã tham gia sự kiện NFT, GAMEFI và METAVERSE 2022 đầu tiên của Đông Nam Á với phát biểu của Giám đốc điều hành Melissa Mesias.
Giáo dục trực tiếp đã trở lại bình thường sau đại dịch và tương lai của edtech cũng được đảm bảo. Kết hợp giảng dạy truyền thống, edtech và metaverse là con đường thông minh cho giáo dục.
Từ việc giới thiệu cho trẻ em mẫu giáo về công nghệ để nâng cao hiểu biết toàn diện hơn về các khái niệm như AI, blockchain và VR, kết nối edtech trong metaverse được kỳ vọng sẽ tăng và cải thiện khả năng tiếp cận với một nền giáo dục toàn diện hơn.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm