Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:09 14/11/2022

Kế hoạch giải cứu bất động sản quy mô lớn chưa từng có của Trung Quốc

Mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một gói giải cứu sâu rộng nhất nhằm giải cứu thị trường bất động sản của nước này hiện đang rơi vào tình trạng suy giảm kỷ lục và cạn kiệt thanh khoản.

Trung Quốc đã lên kế hoạch vạch ra một loạt biện pháp lớn nhằm cứu ngành bất động sản đang chìm sâu trong khủng hoảng nghiêm trọng từ đầu năm đến nay. Theo đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) và Ủy ban Giám sát Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC) đã gửi thông cáo chung đến các tổ chức tài chính nhằm yêu cầu lên kế hoạch đảm bảo cho sự phát triển bền vững và ổn định của lĩnh vực bất động sản. 

Thông báo mới nhất bao gồm 16 biện pháp từ giải quyết cuộc khủng hoảng thanh khoản mà các công ty phát triển bất động sản phải đối mặt, đến nới lỏng các yêu cầu thanh toán đối với người mua nhà trả góp. Kế hoạch được đưa ra đồng thời với một kế hoạch gồm 20 điểm của Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nhằm giảm bớt ảnh hưởng kinh tế và xã hội của việc chống Covid-19. 

Mức tăng/giảm giá nhà mới xây ở Trung Quốc qua các tháng trong 2 năm trở lại đây (Ảnh: Nguồn quốc tế) 

Cụ thể, các khoản vay ngân hàng chưa thanh toán của các nhà phát triển bất động sản và những khoản vay tín thác đến hạn trong vòng 6 tháng tới có thể được gia hạn thêm một năm. Trong khi đó, nợ trái phiếu của doanh nghiệp cũng có thể được gia hạn hoặc hoán đổi thông qua đàm phán. 

Đây được cho là động thái mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản, yếu tố đang tác động tiêu cực nhất tới nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bên cạnh các chính sách Zero Covid. Trước đó, giới chức Bắc Kinh cũng có những phát biểu thể hiện sẽ nới lỏng kiểm soát dịch bệnh, đồng thời đưa ra các biện pháp để giảm bớt tác động từ các biện pháp kiểm soát dịch Covid - 19. 

Theo giới chuyên gia, những thay đổi chính sách lớn này có khả năng sẽ hỗ trợ tích cực cho triển vọng tăng trưởng kinh tế và củng cố xu thế hồi phục giá cổ phiếu các công ty Trung Quốc niêm yết tại thị trường Hồng Kông. Tuy nhiên, những trở ngại lớn từ ngành bất động sản đối với nền kinh tế Trung Quốc không dễ dàng gỡ bỏ. 

Vào tuần trước, Trung Quốc cũng mở rộng quy mô một chương trình hỗ trợ tài chính cho các công ty tư nhân, bao gồm doanh nghiệp bất động sản lên mức khoảng 250 tỷ Nhân dân tệ. Điều này sẽ giúp các công ty phát triển bất động sản bán được thêm trái phiếu và giảm bớt tình trạng kẹt thanh khoản. 

Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã tìm mọi cách “tháo ngòi nổ” của một cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản. Những biện pháp này bao gồm cắt giảm lãi suất, khuyến khích các ngân hàng lớn mở rộng khoản tài trợ 1.000 tỷ Nhân dân tệ (140 tỷ USD) trong những tháng cuối năm và cung cấp các khoản vay đặc biệt thông qua các ngân hàng chính sách để đảm bảo các dự án bất động sản được hoàn thành và chuyển giao cho người mua nhà. 

Ảnh minh hoạ 

Trong thông báo mới nhất này, chính sách lớn nhất được thay đổi là việc Trung Quốc cho phép nới lỏng dần dần điều kiện tín dụng các ngân hàng cho doanh nghiệp bất động sản. Kể từ năm 2021, nước này bắt đầu áp trần cho vay bất động sản, khi nhà chức trách nước này tìm cách ngăn tình trạng bong bóng trong ngành địa ốc. Với kế hoạch mới, các ngân hàng không đáp ứng được các yếu tố hạn chế hiện tại sẽ có thêm thời gian để thực hiện. 

Không chỉ vậy, các cơ quan quản lý khuyến khích ngân hàng đàm phán với những người mua nhà để gia hạn thanh toán tiền vay thế chấp, đồng thời nhấn mạnh điểm tín dụng (credit score) của người mua nhà sẽ được bảo toàn. Biện pháp này sẽ làm giảm rủi ro bất ổn cho những người mua nhà đã tham gia vào các đợt tẩy chay thanh toán tiền nhà theo tiến độ từ tháng 7/2022 đến nay. 

Vào tháng 9, sự sụt giảm của thị trường nhà ở Trung Quốc đã đạt mức nghiêm trọng nhất trong vòng 8 năm. Theo ước tính của Citigroup, tại các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu liên quan tới bất động sản đã lên mức 30%. 

Ngành bất động sản nước này hiện có ít nhất 292 tỷ USD nợ trong nước và ngoài nước đáo hạn trong thời gian từ nay đến cuối năm 2023. Trong đó có 53,7 tỷ USD đáo hạn trong năm nay, tiếp đến là 72,3 tỷ USD  đáo hạn trong quý I năm tới.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm