Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 21/09/2022

IMF dự báo Việt Nam lọt top 15 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2022, Trung Quốc là nền kinh tế có GDP theo sức mua tương đương (PPP) lớn nhất ở châu Á. Việt Nam được dự báo có GDP (PPP) đạt khoảng 1.278 tỷ USD, xếp thứ 3/11 trong khu vực Đông Nam Á.

GDP đầu người theo sức mua tương đương - GDP (PPP) là một công cụ kinh tế dùng để so sánh năng suất kinh tế và mức sống của người dân ở một quốc gia. Trong đó sức mua tương đương (PPP) là một lý thuyết kinh tế so sánh tiền tệ của các nước thông qua cách cho họ cùng tiếp cận "1 rổ hàng hóa". 

Khi được áp dụng cho các phép đo GDP, PPP có thể giúp cung cấp một bức tranh đa chiều hơn về năng suất thực tế. Cùng với đó, GDP (PPP) sẽ phản ánh một phần chất lượng đời sống của người dân trong một khu vực.

Theo dự báo của IMF, năm 2022, châu Á có 13 quốc gia được dự báo có GDP (PPP) trên 1.000 tỷ USD và 28 quốc gia được dự báo có GDP (PPP) trên 100 tỷ USD. Trong đó, 5 nền kinh tế lớn nhất gồm có Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia và Hàn Quốc, chiếm khoảng 76,15% GDP (PPP) của châu Á. 

Việt Nam dự báo lọt top 15 các quốc gia được dự báo có GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022. (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Về các quốc gia Đông Nam Á, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Malaysia được dự báo lọt top 15 quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022. Trong đó, Indonesia là quốc gia có xếp hạng cao nhất, được dự báo xếp thứ 4 trong các quốc gia có GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022. 

Theo sau là Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Malaysia với thứ hạng lần lượt là 8, 10, 11 và 13 trong top 15 các quốc gia được dự báo có GDP (PPP) lớn nhất châu Á năm 2022. Indonesia cũng là quốc gia được dự báo có quy mô GDP (PPP) dẫn đầu các nước trong khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 3.995 tỷ USD vào năm 2022. 

Thái Lan và Việt Nam xếp ở vị trí thứ 2 và thứ 3 với dự báo GDP (PPP) đạt khoảng 1.476 tỷ USD và 1.278 tỷ USD. Cùng với đó, Philippines, Malaysia, Singapore, Myanmar, Campuchia, Lào, Brunei và Đông Timor được dự báo với quy mô GDP (PPP) đạt lần lượt là 1.144 tỷ USD, 1.089 tỷ USD, 702 tỷ USD, 257 tỷ USD, 88 tỷ USD, 69 tỷ USD, 33 tỷ USD và 4,57 tỷ USD. Đông Timor là nền kinh tế được dự báo có quy mô GDP (PPP) nhỏ nhất. 

Ảnh minh hoạ 

Theo dự báo của IMF, so với năm 2021, GDP (PPP) 2022 của Việt Nam tăng 144,04 tỷ USD. Indonesia là nước duy nhất có mức tăng cao hơn Việt Nam khi GDP (PPP) tăng 429 tỷ USD.

Các quốc gia khác có sự cải thiện nhưng chậm hơn như: Philippines (tăng 132,76 tỷ USD), Thái Lan (132 tỷ USD), Malaysia (tăng 118,75 tỷ USD), Singapore (tăng 66,53 tỷ USD), Myanmar (tăng 19,04 tỷ USD), Campuchia (tăng 9,2 tỷ USD), Lào (tăng 6 tỷ USD) và Brunei (tăng 3,7 tỷ USD). 

Đến năm 2025, Việt Nam sẽ vươn lên đứng thứ 3 Đông Nam Á về quy mô kinh tế với GDP 571,12 tỷ USD. Xếp sau Indonesia (1630 tỷ USD) và Thái Lan (632,45 tỷ USD) và vượt qua Malaysia (556 tỷ USD), Philippines (523,53 tỷ USD), Singapore (496,81 tỷ USD).

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank) về GDP bình quân đầu người theo PPP của các quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đứng thứ 121 thế giới về GDP bình quân trong tổng số 190 có dữ liệu vào năm 2020. Xét trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6 về GDP bình quân đầu người theo ngang giá sức mua, đạt 8.650 USD/người/năm. 

Năm 2021, Trung Quốc là nền kinh tế có GDP theo sức mua tương đương (PPP) lớn nhất thế giới, Mỹ xếp ở vị trí thứ 2, sau đó đến Ấn Độ, Nhật Bản và Đức. Bên cạnh đó, Việt Nam có GDP (PPP) đạt 1.141 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khối ASEAN và thứ 12 châu Á. So với năm 2020, GDP (PPP) 2021 của Việt Nam tăng 79,82 tỷ USD.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm