Thị trường hàng hóa
Cụ thể, Thỏa thuận đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal đã được ký kết. Đây là thành tựu của 4 năm làm việc nhằm tạo ra một thỏa thuận hướng dẫn các nỗ lực bảo tồn thiên nhiên trên Trái Đất đến năm 2030.
Các đại biểu đã xây dựng sự đồng thuận xung quanh mục tiêu đầy tham vọng nhất của thỏa thuận là bảo vệ 30% diện tích đất và biển của thế giới vào cuối thập kỷ này, mục tiêu được gọi là “30-by-30”.
Tuy nhiên, sự chia rẽ về cách tài trợ cho các nỗ lực bảo tồn ở các nước đang phát triển đã gây ra các cuộc đàm phán căng thẳng cho đến phút chót, khi nhiều quốc gia châu Phi đã gây sức ép buộc các nước giàu có, gồm cả nước giữ chức chủ tịch COP15 là Trung Quốc, trả nhiều tiền hơn.
Bất chấp còn tranh cãi, LHQ tuyên bố rằng thỏa thuận đã được thông qua vì không có phái đoàn nào đưa ra phản đối chính thức. Bộ trưởng Môi trường Canada Steven Guilbeault nói rằng cách thức mà thỏa thuận được tuyên bố là đã được thông qua "phù hợp với định nghĩa của Liên hợp quốc về việc thông qua".
Thỏa thuận này cũng chỉ đạo các quốc gia phân bổ 200 tỷ USD mỗi năm cho các sáng kiến đa dạng sinh học từ cả khu vực công và khu vực tư nhân. Các nước giàu có sẽ cung cấp 25 tỷ USD tài trợ hàng năm bắt đầu từ năm 2025 và 30 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030.
Thỏa thuận, bao gồm tổng cộng 23 mục tiêu, thay thế các Mục tiêu đa dạng sinh học Aichi năm 2010 nhằm hướng dẫn bảo tồn đến năm 2020. Không có mục tiêu nào trong số đó đạt được và không một quốc gia nào đáp ứng được tất cả 20 mục tiêu của Aichi.
Không giống như Aichi, thỏa thuận này bao gồm nhiều mục tiêu có thể định lượng hơn - chẳng hạn như giảm các khoản trợ cấp có hại cho ngành ít nhất 500 tỷ đô la mỗi năm - điều này sẽ giúp việc theo dõi và báo cáo tiến độ trở nên dễ dàng hơn.
Hơn 1 triệu loài có thể biến mất vào cuối thế kỷ này trong cái mà các nhà khoa học gọi là “Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6”. Có tới 40% diện tích đất trên thế giới đã bị suy thoái và quy mô quần thể động vật hoang dã đã giảm đáng kể kể từ năm 1970.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm