Thị trường hàng hóa
Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF) không phải là một hiệp định thương mại tự do và đây đã được nhiều người coi là điểm gây tranh cãi lớn vì nó không liên quan đến việc tiếp cận thị trường và gây hoài nghi về việc liệu thỏa thuận có bất kỳ cam kết cụ thể nào hay là một nỗ lực mang tính biểu tượng của Mỹ nhằm nắm lấy ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ tin rằng thực tế IPEF không giống với một hiệp định thương mại tự do truyền thống, như cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã đưa ra trong một cuộc họp báo vào tháng 5, đó là một "đặc điểm của IPEF". Nhưng những “manh mối” cho quan điểm của người Mỹ về thương mại nói chung và IPEF nói riêng, đến từ Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai khi phát biểu tại một diễn đàn Carnegie Endowment ngày 7/9 trước thềm hội nghị bộ trưởng IPEF trực tiếp đầu tiên ở Los Angeles.
Các giới hạn của toàn cầu hóa 1.0
Bà Katherine Tai bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng nền kinh tế toàn cầu đã suy thoái theo cách mà cách đây 5 đến 7 năm - từ Brexit đến nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, từ đại dịch đến chiến tranh ở Ukraine, các sự kiện dồn nén trong một khoảng thời gian ngắn đã buộc các nước kiểm tra lại việc hoạch định chính sách kinh tế của họ về thương mại. Bà Tai cho rằng điều này không có nghĩa là mở cửa thương mại không thành công. Chương trình tự do hóa thương mại đã rất thành công trên nhiều phương diện.
Nhưng, giờ đây đã nhìn thấy "giới hạn”. Trong quá trình phát triển toàn cầu hóa, có cảm giác như sự bất bình đẳng đang gia tăng - không chỉ ở Mỹ mà còn những nhạy cảm tương tự mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế ở các nước khác đang phải vật lộn. Bà Tai nói rằng tự do hóa thương mại đã đưa thế giới đến một điểm mà các công ty được khuyến khích để theo đuổi hiệu quả - vì vậy giảm thiểu chi phí và tối đa hóa hiệu quả là ưu tiên duy nhất. Một bài học đặt ra là tính hiệu quả đã tạo ra một nền kinh tế toàn cầu mong manh mà thế giới đang phải đối mặt.
Tăng khả năng phục hồi
Theo nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Mỹ, ý tưởng bây giờ là "tăng khả năng phục hồi". Điều này có nghĩa là khuyến khích các công ty và những người tham gia kinh tế chịu rủi ro khi họ đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Nếu đang nỗ lực hướng tới một phiên bản toàn cầu hóa linh hoạt hơn trước những cú sốc toàn cầu, thì đó là việc cùng với các đối tác và đồng minh tìm ra cách theo đuổi một bộ mục tiêu sẽ dẫn đến một phiên bản toàn cầu hóa linh hoạt hơn. Mỹ đã luôn đi đầu để tìm ra cách triển khai các công cụ truyền thống hơn, bao gồm tự do hóa thương mại, để khai thác chúng hướng tới mục đích lớn hơn là khả năng phục hồi và tính bền vững cũng như đối xử với người lao động và người dân. Làm thế nào để hướng tới một sự thịnh vượng bao trùm hơn?
Nhưng làm thế nào Mỹ làm được điều đó khi các đồng minh và đối tác tìm kiếm khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, và chính trị trong nước ngăn cản bất kỳ động thái nào có thể bị coi là xói mòn việc làm? Mỹ có bị ràng buộc không? Thế giới đang ở trong một điểm căng thẳng không thoải mái giữa các thế lực mạnh mẽ khác nhau. Chính sách thương mại nằm ở giao điểm của chính sách đối ngoại, chính sách an ninh quốc gia và chính sách kinh tế trong nước. Và sự cân bằng mới này, theo Đại diện Thương mại Mỹ, là một tầm nhìn toàn cầu hóa 2.0, phát triển toàn cầu hóa để có khả năng phục hồi và đáp ứng với những thách thức hiện tại.
Cơ sở lý luận của IPEF
Theo đánh giá của Mỹ, IPEF phù hợp - với bốn trụ cột là thương mại, chuỗi cung ứng, năng lượng và cơ sở hạ tầng cũng như chống tham nhũng và thuế. Bà Katherine Tai tuyên bố rằng thực tế là 13 quốc gia khác đã tham gia sáng kiến này cùng với Mỹ cho thấy rằng các đối tác vẫn muốn có sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Những gì Mỹ và các nước thực sự đang cố gắng làm là thiết lập các quy tắc để tạo ra các dòng công việc cho phép các bên cùng nhau tạo ra sự bền vững, khả năng phục hồi và sự thịnh vượng toàn diện cho các nền kinh tế và cho khu vực. Đó là việc đưa những đối tác này cùng tham gia trong công việc liên quan đến toàn cầu hóa dựa trên khả năng tiếp cận thị trường và cạnh tranh thành một tổ chức không chỉ ngăn chặn cuộc đua xuống đáy mà còn thúc đẩy cuộc đua lên đỉnh. Hội nghị bộ trưởng IPEF đầu tiên tại Los Angeles chính là đặt nền móng cho lộ trình toàn cầu hóa 2.0 này.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm