Thị trường hàng hóa
Vào năm 2022, những người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 10 nghìn tỷ đôla khi họ phải chịu 3 cú sốc: năng lượng, kinh tế và địa chính trị, theo Guardian.
Theo báo cáo của Knight Frank, 218.000 "cá nhân có giá trị tài sản ròng cực cao" (UHNWIs) đã ghi nhận tổng tài sản giảm 10%, từ 101,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2021 xuống còn 91,4 nghìn tỷ đôla vào năm 2022. Đây là mức giảm hàng năm lớn nhất được ghi nhận từ năm 2010.
Liam Bailey, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu đồng thời là Tổng biên tập báo cáo của Knight Frank, chia sẻ sau nhiều năm thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ, giới siêu giàu đã phải chịu một "cú sốc lịch sử".
“Chiến sự Nga - Ukraine đã đẩy châu Âu vào khủng hoảng năng lượng, làm gia tăng lạm phát. Kết quả là, 2022 là năm chứng kiện nhiều đợt tăng lãi suất toàn cầu mạnh nhất trong lịch sử”, ông Bailey nhận định.
Theo báo cáo, 4/10 người có khối tài sản ròng ít nhất 30 triệu đôla (bao gồm cả ngôi nhà chính của họ) đã tăng quy mô tài sản của họ vào năm ngoái.
Tuy nhiên, phần lớn trong giới siêu giàu đã phải đau đầu với sự đảo chiều giá trị của bất động sản nhà ở, đầu tư bất động sản thương mại, thu nhập cố định và “đầu tư đam mê” như nghệ thuật hoặc rượu vang quý hiếm và rượu whisky.
Người châu Âu bị giảm giá trị tài sản ròng nhiều nhất với mức giảm trung bình là 17%, tiếp theo là châu Đại Dương giảm 11% và châu Mỹ giảm 10%. Trong khi đó, Châu Phi và Châu Á ghi nhận mức giảm nhỏ hơn lần lượt là 5% và 7%.
Bất chấp liên tục gặp vận xui, nhiều siêu đại gia vẫn chi hàng triệu đôla để sở hữu những ngôi biệt thự sang trọng mới.
Ở London (Anh) và New York (Mỹ), 43 ngôi biệt phủ được đổi chủ với giá hơn 25 triệu USD/căn ở cả hai thành phố vào năm ngoái.
Điều đó thể hiện doanh số bán hàng tăng 26% trên ngưỡng “siêu cao cấp” ở London, nhưng lại giảm 35% ở New York. Los Angeles đứng ở vị trí thứ ba với 39 doanh thu, tiếp theo là Hồng Kông (28) và Miami (23).
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm