Thị trường hàng hóa
Phân tích của tổ chức từ thiện Oxfam, được phối hợp thực hiện với Viện Môi trường Stockholm (SEI) cho thấy, cả hai nhóm này đều đóng góp tới 16% lượng khí thải vào năm 2019.
Nhóm 10% đứng đầu thế giới (xét về mức độ giàu có) chịu trách nhiệm cho 50% lượng khí thải toàn cầu, trong khi nhóm 50% dưới cùng chỉ chịu trách nhiệm cho 8%.
Trong nhóm top 1%, báo cáo liên kết 1/3 lượng khí thải carbon được tạo ra từ hoạt động tiêu dùng cá nhân ở Mỹ, tiếp theo là Trung Quốc và các nước vùng Vịnh.
Top 1% đại diện cho 77 triệu người và được xác định trong báo cáo là nhóm người có ngưỡng thu nhập ước tính là 140.000 USD/năm và thu nhập trung bình là 310.000 USD/năm.
Báo cáo lưu ý rằng, mức tiêu dùng cá nhân thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, việc sử dụng năng lượng tái tạo và giao thông - nơi những người giàu nhất đóng góp nhiều hơn đáng kể lượng khí thải do sử dụng máy bay phản lực và du thuyền cá nhân.
Báo cáo cũng cho biết, 50% đến 70% lượng phát thải của nhóm 1% này thông qua đầu tư vào các công ty, được đo bằng cách lấy lượng khí thải được báo cáo của các công ty và phân phối theo tỷ lệ sở hữu cổ đông ở các công ty đó của nhóm này.
Oxfam và SEI cho biết, khoản đầu tư của tỷ phú vào các ngành gây ô nhiễm cao gấp đôi so với mức đầu tư của nhà đầu tư trung bình.
Các nhà khoa học bắt đầu cảnh báo về biến đổi khí hậu từ nhiều thập kỷ trước. Giờ đây, những lời tiên đoán thảm khốc đó đang diễn ra ở mọi châu lục. Tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 28, tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sắp diễn ra, các nhà lãnh đạo và hoạt động môi trường sẽ cùng nhau tìm hiểu cách loại bỏ than đá, chuyển sang sử dụng xe điện và đầu tư vào năng lượng tái tạo có thể giúp thế giới đạt được các mục tiêu giảm phát thải đầy tham vọng, nhằm giảm thiểu thiệt hại toàn cầu ở mức tối thiểu.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm