Thị trường hàng hóa
Theo Tổng cục Thống kê, mức tăng này do giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và bước sang năm học mới 2022-2023, học phí giáo dục tại một số địa phương tăng trở lại, tuy nhiên giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm từ tháng 7/2022.
Bình quân 8 tháng năm 2022, CPI tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 1,64%.
Trong mức tăng 0,005% của CPI tháng 8/2022 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.
9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm nhóm giáo dục tăng cao nhất với 1,46%. Theo đó, chỉ số giá dịch vụ giáo dục tăng 1,51% so với tháng trước do trong tháng 8/2022 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2022-2023 đối với các trường mầm non, trường trung cấp, cao đẳng và đại học.
Bên cạnh đó, chuẩn bị vào năm học mới nên nhu cầu mua sắm sách vở và các dụng cụ học tập tăng. Giá sách giáo khoa tăng 1,05%, bút viết các loại tăng 1,38%, giá vở, giấy viết các loại tăng 1,02% so với tháng trước.
Ngoài ra, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,05% (làm CPI chung tăng 0,35 điểm phần trăm, trong đó, lương thực tăng 0,19%; thực phẩm tăng 1,33%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,73%), tác động CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm).
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,43%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,27% do nhu cầu tiêu dùng cao, đồng thời giá nguyên liệu sản xuất đồ uống tăng.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,26%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,21%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,2%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,18%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,09%.
Hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%; nhóm giao thông giảm 5,51% (làm CPI chung giảm 0,53 điểm phần trăm).
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 8/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 8 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,58%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm