Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:28 09/04/2023

Giá lương thực thế giới giảm liên tiếp

Trong tháng 3, chỉ số giá lương thực thế giới giảm tháng thứ 12 liên tiếp và hiện giảm 20,5% so với mức cao kỷ lục một năm trước sau cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.

Theo chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), theo dõi các mặt hàng thực phẩm được giao dịch nhiều nhất trên toàn cầu, đạt trung bình 126,9 điểm trong tháng 1 so với 129,7 điểm trong tháng 2, cơ quan này cho biết hôm thứ Sáu. Đó là mức thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 7 năm 2021.

FAO cho biết bộ 3 nhân tố: nguồn cung dồi dào, nhu cầu nhập khẩu giảm và việc gia hạn thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc Ukraine an toàn qua Biển Đen đã góp phần làm giảm giá lương thực. Cơ quan có trụ sở tại Rome cho biết sự sụt giảm trong chỉ số phản ánh giá ngũ cốc, dầu thực vật và các sản phẩm từ sữa giảm, bù đắp cho giá đường và thịt tăng.

 

Sản phẩm tươi sống được trưng bày tại một quầy rau quả ở đường Portobello, London, Anh. Ảnh: Toby Melville.

Maximo Torero, nhà kinh tế trưởng của FAO nhận định: “Mặc dù giá giảm trên toàn cầu, chúng vẫn ở mức rất cao và tiếp tục tăng ở thị trường trong nước, đặt ra thêm những thách thức đối với an ninh lương thực”.

Ông nói thêm: “Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát triển nhập khẩu lương thực ròng vì phần lớn giao dịch nhập khẩu lương thực đều sử dụng đồng đôla. Kinh tế khó khăn, phần lớn nội tệ của các quốc gia này mất giá so với đồng đô la Mỹ hoặc đồng euro, dần dần gánh nặng nợ nần chồng chất”.

Chỉ số giá ngũ cốc của FAO đã giảm 5,6% so với tháng trước trong tháng 3, với lúa mì giảm 7,1%, ngô giảm 4,6% và gạo giảm 3,2%.

Trong đó, dầu thực vật giảm 3,0%, giảm khoảng 47,7% so với mức mà chỉ số đạt được vào tháng 3 năm 2022, trong khi chỉ số sữa giảm 0,8%.

Ngược lại, đường tăng 1,5% lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2016 do lo ngại về triển vọng sản xuất giảm ở Ấn Độ, Thái Lan và Trung Quốc. Chỉ số giá thịt tăng 0,8%.

Trong một báo cáo riêng về cung và cầu ngũ cốc, FAO đã nâng dự báo sản lượng lúa mì thế giới vào năm 2023, hiện được chốt ở mức 786 triệu tấn - thấp hơn 1,3% so với mức năm 2022 nhưng vẫn là sản lượng lớn thứ hai được ghi nhận.

FAO cho biết: “Dự kiến diện tích gieo trồng gần đạt kỷ lục ở châu Á, trong khi điều kiện khô hạn đang ảnh hưởng đến Bắc Phi và Nam Âu”. FAO cũng nâng dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2022 lên 2,777 tỷ tấn, chỉ giảm 1,2% so với năm trước. Sản lượng gạo thế giới niên vụ 2022/23 đạt 516 triệu tấn, thấp hơn 1,6% so với vụ thu hoạch kỷ lục niên vụ 2021/22.

Trong khi đó, cơ quan nhận định sức tiêu thụ ngũ cốc thế giới trong giai đoạn 2022/23 đạt 2,779 tỷ tấn, giảm 0,7% so với niên vụ 2021/22. Dự trữ ngũ cốc thế giới vào cuối niên vụ 2022/2023 dự kiến sẽ giảm 0,3% so với mức đầu vụ xuống còn 850 triệu tấn.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm