Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
14:45 28/08/2022

Giá gas hôm nay 28/8: Lo ngại nguồn cung khí đốt, đẩy giá lên mức cao

Giá khí đốt ở châu Âu tăng gần 30% trong tuần qua khi các thương nhân và công ty đang chạy đua mua gom, tích trữ cho mùa đông.

Theo Natural Gas Intelligence, hợp đồng khí đốt tự nhiên kỳ hạn “leo dốc” vào hôm thứ sáu (26/8) khi các nhà giao dịch cân nhắc về giá khí đốt thế giới tăng vọt và những lo ngại về nguồn cung thiếu hụt cho mùa đông, bất chấp các dự báo thời tiết tương đối ôn hòa hơn trong thời gian này.

Từ đầu năm 2022 đến nay, giá gas bán lẻ trong nước đã có 3 lần tăng giá và 5 lần giảm giá

Mặc dù kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trong sắc đỏ, giá vẫn ở mức cao theo tiêu chuẩn lịch sử và các nhà phân tích cho rằng, phần lớn thị trường vẫn đứng về phía các nhà đầu cơ.

Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu và châu Á tăng vọt trong tuần qua, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu về nhiên liệu ngày càng gay gắt. Trong khi các quốc gia trên bán cầu Bắc đang cố gắng chuẩn bị nguồn cung khí đốt cho mùa đông sắp tới.

Dòng chảy của Nga qua đường ống Nord Stream 1 qua Baltic đến Đức sẽ giảm xuống thấp nhất vào tuần tới khi đường ống này được bảo trì trong ba ngày kể từ ngày 31/8 và những người tham gia thị trường lo lắng rằng họ sẽ không hoạt động trở lại sau đó.

Na Uy đã vượt Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho châu Âu sau xung đột ở Ukraina, sẽ cắt giảm đáng kể xuất khẩu khí đốt của mình vào tháng tới do hoạt động bảo trì nặng nề, với một số công việc bị hoãn lại từ trước đó.

Trong khi đó, xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đáp ứng nhu cầu toàn cầu trong năm nay. Các cơ sở LNG đang hoạt động ở mức cao hoặc gần hết công suất và điều này dự kiến ​​sẽ tiếp tục kể cả sau khi nhà máy Freeport LNG hoạt động trở lại vào cuối năm nay, từ sau một vụ hỏa hoạn vào tháng 6. Nhu cầu thúc đẩy mức xuất khẩu ổn định đó đã tạo nền tảng cho giá khí đốt của Mỹ tăng mạnh.

Châu Âu ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu của Mỹ trong bối cảnh nguồn cung trên lục địa này cạn kiệt trong những năm gần đây và tác động của cuộc xung đột Nga ở Ukraine.

Cuộc khủng hoảng có thể gia tăng khi các nước châu Á ngày càng tranh giành LNG và đẩy giá lên mức cao. Điểm chuẩn LNG giao ngay tại Bắc Á đạt mức cao nhất trong 5 tháng qua. Vào những ngày gần đây, giá tiêu chuẩn tại sàn TTF Hà Lan đã lập kỷ lục vượt qua mốc 90 USD.

Tuy nhiên, bức tranh về nhu cầu toàn cầu tăng không vượt quá các dự báo trong nước về thời tiết cuối mùa tương đối ôn hòa sau mùa nóng như thiêu như đốt vừa qua.

Theo trang Financial Times, EU sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp giữa bộ trưởng năng lượng của các nước khi giá khi đốt ngày một leo thang, chạm mức cao nhất mọi thời đại vào hôm 26/8. Đây được xem là mối đe doạ đưa nền kinh tế khu vực này vào một cuộc suy thoái sâu.

Ở thị trường trong nước, từ ngày 1/8, giá gas Công ty TNHH TM Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (City Petro) giảm 18.000 đồng/bình 12kg và giảm 75.000 đồng/bình 50kg; Công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TP HCM (Saigon Petro) cũng thông báo, từ ngày 1/8 giá bán gas Saigon Petro giảm 18.500 đồng/bình 12kg.

Công ty Cổ phần Kinh doanh LPG Việt Nam chi nhánh miền Nam cũng cho biết từ ngày 1/8 giá gas 18.000 đồng/bình 12kg và 67.500 đồng/bình 45kg. Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng 432.900 đồng/bình 12kg và 1.623.390 đồng/bình 45kg.

Công ty Petrolimex Gas Sài Gòn thông báo giá tháng 8 điều chỉnh giảm 18.500 đồng/bình 12kg và 72.000 đồng/bình 48kg.

Còn tại thị trường Hà Nội, giá bán lẻ gas bình Petrolimex (đã bao gồm VAT) tháng 8/2022 là 430.400 đồng/bình dân dụng 12kg; 1.721.300 đồng/bình công nghiệp 48kg, lần lượt giảm 18.400 đồng/bình 12kg và 73.900 đồng/bình 48kg (đã bao gồm VAT).

Theo các doanh nghiệp này, do giá gas thế giới tháng 8 chốt 665 USD/tấn, giảm 60 USD/tấn so với tháng trước nên các công ty điều chỉnh giảm tương ứng. Đây là tháng thứ tư liên tiếp giá gas giảm ở thị trường bán lẻ trong nước. Tính từ đầu năm 2022 đến nay, giá gas bán lẻ trong nước đã có 3 lần tăng giá và 5 lần giảm giá.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm