Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:40 18/05/2023

G7 đóng vai trò quan trọng trong định hình, củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu

Cùng với Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), G7 đóng vai trò quan trọng trong định hình, củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu.

Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng năm nay. Sự tham dự của Việt Nam tại hội nghị lần này khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

"Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 19 - 21/5", theo thông tin từ Bộ Ngoại giao.

Nét nổi bật về G7

Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (Nhóm G7), được thành lập vào năm 1976, là một liên minh gồm 7 nước có nền công nghiệp tiên tiến: Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada, và Italy. Trong đó, 6 nước (Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Canada, và Italy) là thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Cùng với Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), G7 đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và củng cố cấu trúc và quản trị toàn cầu. G7 còn là tập hợp tiếng nói, phản ánh quan điểm tương đồng và lợi ích của các quốc gia phát triển trong giải quyết các vấn đề chung về an ninh quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận giải quyết thách thức toàn cầu.

Các thành viên Nhóm G7 sở hữu tổng cộng hơn một nửa giá trị tài sản thế giới, thường xuyên chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu, với thị trường khoảng 10% tổng dân số thế giới. Liên minh châu Âu có đầy đủ quyền và trách nhiệm của thành viên nhóm, ngoại trừ việc chủ trì hoặc tổ chức các cuộc họp. Nga (trước đó là Liên Xô) đã từng tham gia đầy đủ vào các cuộc gặp của Nhóm G7, hình thành Nhóm G8. Tuy nhiên, từ năm 2014, Nga bị loại khỏi G7 sau sự kiện Bán đảo Crưm và xung đột tại Donbas.

Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức hàng năm ở Cấp Người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các thành viên, và do nước chủ tịch (theo luân phiên) đăng cai. Hội nghị thượng đỉnh tập trung trao đổi, thúc đẩy, giải quyết các vấn đề toàn cầu từ kinh tế, chính trị, xã hội, gồm tài chính, tăng trưởng, công nghệ, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, dịch bệnh, bình đẳng giới, các điểm nóng, xung đột trên toàn cầu…

Bên cạnh Hội nghị thượng đỉnh, G7 có các cơ chế Hội nghị thường niên giữa các Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Ngoại giao và Thống đốc Ngân hàng Trung ương. Bộ trưởng phụ trách các lĩnh vực khác như: Môi trường, Năng lượng, Lao động, Nông nghiệp… có thể họp tuỳ thuộc vào chương trình nghị sự và ưu tiên của nước chủ tịch.

Hội nghị thượng đỉnh lần này, Nhật Bản dự kiến tổ chức hơn 10 cuộc Hội nghị Bộ trưởng gồm: Ngoại giao; Lao động; Nông nghiệp; Công nghệ Kĩ thuật số; Tài Chính; Thống đốc Ngân hàng Trung ương; Khoa học-Công nghệ; Giáo dục; Y tế; Giao thông vận tải…

Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G7, với sự tham dự của các nước và tổ chức quốc tế khách mời. Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng đầu tiên được tổ chức năm 2000 với Nam Phi là khách mời đầu tiên. Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham dự và đóng góp của các nước đang phát triển, đẩy mạnh quan hệ đối tác của G7 với các nước đang phát triển trong giải quyết các thách thức toàn cầu.

Tham gia của Việt Nam tại G7

Hội nghị thượng đỉnh G7 lần thứ 49 diễn ra từ ngày 19 - 22/5 tại thành phố Hiroshima (Nhật Bản), trong đó Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng từ ngày 20 - 21/5. Khách mời của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay gồm lãnh đạo cấp cao của 8 quốc gia bao gồm: Việt Nam, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Comoros, Quần đảo Cook (trực tiếp) và Ukraine (trực tuyến) và 6 tổ chức quốc tế bao gồm: Liên hợp quốc (UN), Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng gồm 3 phiên, với các chủ đề: “Hợp tác xử lý đa khủng hoảng”, tập trung vào các chủ đề lương thực, y tế, phát triển, bình đẳng giới; “Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững”, tập trung vào các chủ đề khí hậu, môi trường và năng lượng và “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, tập trung vào các chủ đề hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, hợp tác đa phương. Dự kiến, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam sẽ tham dự cả 3 phiên này.

Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng dự kiến thông qua “Chương trình hành động Hiroshima về An ninh lương thực toàn cầu tự cường”. Đây là lần đầu tiên Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng thông qua một văn kiện chung.

Ngày 20/3/2023, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã mời Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng 2023. Đây là lần thứ ba Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.

Việt Nam là một trong hai nước Đông Nam Á được Nhật Bản mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay. Sự tham dự của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp cho nỗ lực chung nhằm thúc đẩy hợp tác, duy trì tăng trưởng và giải quyết các thách thức chung của cộng đồng quốc tế.

Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Nhật Bản là nước G7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam đi thăm (năm 1995); nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009); nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011); nước G7 đầu tiên mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (5/2016).

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và cũng là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư số 3, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm