Thị trường hàng hóa
Môi trường sống ở châu Âu đang trong tình trạng xấu với hơn 80% cần được khôi phục, nhưng việc thống nhất về cách tiến hành vẫn còn nhiều thách thức.
Luật Phục hồi Thiên nhiên của EU cũng đặt ra thời hạn đến năm 2050 sẽ khôi phục tất cả các hệ sinh thái đang trong tình trạng hư hại.
Theo dữ liệu của EU, 80% môi trường sống của khối này đang trong tình trạng xấu. Ngoài ra, 10% các loài ong và bướm phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng và 70% đất bị ô nhiễm.
Luật này vẫn phải được các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn, một động thái thường chỉ mang tính hình thức.
Pascal Canfin, người đứng đầu Ủy ban Môi trường Nghị viện châu Âu, cho biết: “Chúng tôi có thể tự hào về kết quả lịch sử này, đặt ra các quy tắc đầy tham vọng và khả thi cho tất cả mọi người”.
Teresa Ribera Rodriguez, Bộ trưởng chuyển đổi sinh thái của Tây Ban Nha, cho biết: "Đây là luật đầu tiên thuộc thể loại này và nó sẽ giúp chúng ta tái thiết mức độ đa dạng sinh học lành mạnh ở các quốc gia thành viên và bảo tồn thiên nhiên cho các thế hệ tương lai, đồng thời chống lại biến đổi khí hậu". Hiện, Tây Ban Nha đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU.
Thỏa thuận này được đưa ra sau các cuộc đàm phán căng thẳng về tác động của các quy định môi trường đối với các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) bảo thủ phản đối mạnh mẽ kế hoạch này và đặc biệt là yêu cầu “thu hồi 10% đất nông nghiệp”. Sự phản đối của EPP đã dẫn đến một “phiên bản” gần như nhẹ nhàng hơn của dự luật được thống nhất.
Giữa các cuộc tranh luận, một số mục tiêu được đề xuất, như phục hồi đất than bùn, đã bị thu hẹp lại. Đất than bùn là hệ sinh thái ngập nước như đầm lầy, có thể góp phần chống biến đổi khí hậu nhờ khả năng lưu trữ lượng khí thải CO2.
Brussels cũng đồng ý tăng tài trợ cho các biện pháp thúc đẩy thiên nhiên trong trường hợp các nước thành viên cần.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm