Thị trường hàng hóa
Trong 6 tháng đầu năm 2022, du lịch Việt Nam đã đón và phục vụ 413.400 lượt khách quốc tế, 60,8 triệu lượt khách nội địa, vượt chỉ tiêu đề ra cho cả năm 2022, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 265.000 tỷ đồng.
Giá trị tuyệt đối của những con số nêu trên còn khiêm tốn nhưng nếu so sánh với cùng kỳ năm 2021 mới thấy được sự nỗ lực của toàn ngành du lịch để đạt mức tăng trưởng vượt bậc, góp phần tạo đà cho sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Cũng trong 6 tháng đầu năm nay đã có gần 350 doanh nghiệp lữ hành quốc tế đăng ký cấp mới giấy phép, tăng gấp gần 15 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Sự trỗi dậy này đã phần nào bù đắp cho những mất mát, những thiệt hại nặng nề trong thời gian qua khi hệ thống của ngành từ 2.656 doanh nghiệp lữ hành quốc tế năm 2019 tụt còn 2.111 doanh nghiệp năm 2021.
"Việc cho phép du lịch Việt Nam đã mở cửa toàn diện từ ngày 15/3 là dấu mốc quan trọng của ngành trong suốt chiều dài lịch sử, đánh dấu sự trở lại của ngành kinh tế mũi nhọn. Tất cả chỉ số của du lịch hồi phục một cách thần kỳ. Sự bùng nổ lượng khách du lịch nội địa sau dịch COVID-19 chỉ nửa năm đã đạt mục tiêu cho cả năm", ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch nhấn mạnh.
Đó là sự đầu tư toàn diện về cảnh quan môi trường du lịch sinh thái tự nhiên. Điểm nhấn vô cùng ấn tượng và lung linh sẽ là cánh đồng sen rộng đến hàng chục ngàn mét vuông sẽ mở ra một không gian thật diệu kỳ ngay trước bìa rừng Tràm Trà Sư để đón chào du khách; Các hạng mục giải trí tại Khu du lịch đồi Tức Dụp, khu mua sắm hàng lưu niệm (điểm tham quan Nhà máy Điện mặt trời An Hảo).
Ngoài ra, món ngon đặc trưng địa phương cũng được biến tấu theo khẩu vị phù hợp. Văn hóa ẩm thực được đẩy lên cao theo thang điểm 10 cho chất lượng, hội đủ các tiêu chí: Sạch - an toàn - ngon - bổ.
Điểm nhấn để tăng lực kéo ở các khu du lịch là combo giá vé ưu đãi cho nhiều đối tượng du khách là trẻ em, thương binh, gia đình chính sách, giáo viên, y tế, hoặc theo số lượng thành viên trong đoàn… rất được chú trọng và linh hoạt trong mọi trường hợp.
Hàng loạt dịch vụ được chăm chút hết sức nghiêm túc như là “bữa tiệc đầy sắc màu gắn kết mọi người” với đơn vị làm du lịch.
Sự uyển chuyển, nhanh chóng thích ứng với bối cảnh mới cùng việc chủ động làm mới chuỗi cung ứng sản phẩm - dịch vụ của các doanh nghiệp “đầu đàn”.
Mới đây, tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, dự án Resort nghìn tỷ của một nhà đầu tư đá tảng ở phía Nam, đã dần lộ diện với mức độ hoành tráng chỉ hơn một tháng khởi công xây dựng.
"Sau một thời gian khá dài bị đại dịch COVID kìm hãm, khiến mọi việc gần như đóng băng. Hiện nay, thời tiết mưa bão cũng không cản nổi bước tiến của chúng tôi, quyết tâm đón khách đến nghỉ dưỡng càng sớm càng tốt; Trước Tết Dương lịch sẽ là khả dĩ nhất", đại diện chủ đầu tư đã chia sẻ.
Cánh cửa du lịch đã mở toang! Nhiệm vụ của nhà đầu tư là phải lên lịch thực hiện các hạng mục công trình với những cảm xúc tràn đầy hừng hực nhiệt huyết.
Du lịch sau dịch đang chuyển mình trong phong cách mới mà ở đó thể hiện rất rõ sự đầu tư thông minh của doanh nghiệp.
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới xem “xê dịch” là cỗ máy in tiền, góp phần làm đổi vận nền kinh tế một cách toàn diện. Và nền tảng văn hóa phục vụ chuyên nghiệp, mang tính sáng tạo sẽ là bệ phóng cho nhà đầu tư biết nắm bắt vận hội mới.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm