Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
20:00 10/06/2023

Đông Nam Á cần làm gì để đối phó với nắng nóng kỷ lục?

Các quốc gia Đông Nam Á đang phải hứng chịu một đợt nắng nóng dữ dội, liên tiếp phá vỡ kỷ lục nhiệt độ theo mùa trong toàn khu vực, làm dấy lên lo ngại về khả năng thích ứng với khí hậu đang thay đổi nhanh chóng.

Cái nóng xô đổ mọi kỷ lục

Tháng 4 và tháng 5 thường là những tháng bắt đầu mùa nắng nóng trong năm ở Đông Nam Á. Nhưng năm nay, nắng nóng đã đạt đến mức chưa từng có ở hầu hết các quốc gia trong khu vực. 

Người dân vội vã băng qua đường giữa cái nóng hơn 40 độ C tại Bangkok,Thái Lan. Ảnh: Guardian

Thái Lan chứng kiến ngày nóng nhất trong lịch sử ở mức 45,4 độ C vào ngày 15/4 vừa qua, trong khi nước láng giềng Lào có nhiệt độ cao nhất là 43,5 độ C trong hai ngày liên tiếp hồi tháng 5. Và kỷ lục mọi thời đại của Việt Nam đã bị phá vỡ vào tháng 5, với 44,2 độ C, theo phân tích dữ liệu của nhà khí hậu học và nhà sử học thời tiết Maximiliano Herrera.

Herrera, người phụ trách thống kê thời tiết cho Tổ chức kỷ lục thế giới Guinness Word Records, mô tả tình hình ở Đông Nam Á lúc này là “đợt nắng nóng không hồi kết dữ dội nhất” kéo dài sang tháng 6. Vào ngày 1/6, Việt Nam đã phá kỷ lục về ngày tháng 6 nóng nhất trong lịch sử với 43,8 độ C – khi vẫn còn tới… 29 ngày trong tháng.

Singapore, vốn được xem là mát mẻ hơn, cũng đã lập kỷ lục tháng 5 nóng nhất trong 40 năm qua. Nhiệt độ tại đảo quốc Sư tử đạt tới 37 độ C vào hôm 13/5, và theo Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore, đây là mức cao chưa từng có vào tháng 5 trong suốt 4 thập kỷ ghi nhận dữ liệu của cơ quan này.

Không chỉ riêng Đông Nam Á, nhiệt độ cao kỷ lục theo mùa cũng được ghi nhận ở Trung Quốc và những nước Nam Á như Ấn Độ hay Bangladesh. Tại Trung Quốc, Thượng Hải đã trải qua ngày tháng 5 nóng nhất (36,1 độ C) trong hơn một thế kỷ vào hôm 29/5. Một ngày sau, một trạm thời tiết ở trung tâm sản xuất công nghệ phía Đông Nam của Thâm Quyến cũng ghi nhận kỷ lục tháng 5 là 40,2 độ C.

Trong khi đó, Cục Khí tượng Ấn Độ đã ban hành cảnh báo sóng nhiệt cho 7 bang miền Nam và miền Trung nước này hồi giữa tháng 5, đồng thời mở rộng cảnh báo này đến Thủ đô New Delhi và một số bang miền Bắc khi nhiệt độ nóng bức vượt quá mức bình thường. Ở bang phía Bắc Uttar Pradesh, nhiệt độ vượt quá 45 độ C và Cục Khí tượng Ấn Độ cảnh báo rằng nắng nóng gay gắt sẽ còn kéo dài.

Tương tự, Bangladesh cũng ghi nhận tháng 4 nóng nhất trong 58 năm qua, khi nhiệt độ đo được tại tỉnh Chuadanga, phía Tây của quốc gia Nam Á này, hôm 15/4 đạt kỷ lục 42,2 độ C.

Đợt nắng “200 năm mới có một lần”

Trong một báo cáo gần đây từ World Weather Attribution (WWA), một liên minh các nhà khoa học khí tượng quốc tế, cho biết đợt nắng nóng tháng 4 ở Đông Nam Á là sự kiện 200 năm mới có một lần và “hầu như không thể xảy ra” nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Làn sóng nhiệt độ cực cao làm tăng nguy cơ biến đổi khí hậu do con người gây ra. Nghiên cứu của World Weather Attribution Group cho thấy đợt nắng nóng tháng 4 ảnh hưởng đến các khu vực ở Nam và Đông Nam Á năm nay có khả năng cao gấp 30 lần do biến đổi khí hậu.

Nước đá là mặt hàng bán chạy nhất trong những ngày “nhiệt độ cảm nhận được” đã đạt tới mức nguy hiểm tại Đông Nam Á. Ảnh: CNN

Để hiểu những rủi ro sức khỏe của nhiệt độ ẩm, các nhà khoa học thường tính toán “nhiệt độ cảm nhận được” - một phép đo được cho là chính xác nhất về mức độ nóng của cơ thể con người khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cùng được tính đến, đôi khi cùng với các yếu tố khác như gió hay sự ớn lạnh.

“Nhiệt độ cảm nhận được” thường cao hơn vài độ so với nhiệt độ quan sát được và cho kết quả chính xác hơn về mức độ ảnh hưởng của nhiệt đối với con người.

Phân tích của CNN, thông qua dữ liệu của Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus, cho thấy từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5, tất cả 6 quốc gia ở phần lục địa của Đông Nam Á đã đạt đến “nhiệt độ cảm nhận được” gần 40 độ C trở lên mỗi ngày. Con số này đã vượt ngưỡng được coi là nguy hiểm, đặc biệt đối với những người có vấn đề về sức khỏe hoặc những người không quen với nhiệt độ quá cao.

Ở Thái Lan, 20 ngày trong tháng 4 và ít nhất 10 ngày trong tháng 5 đạt “nhiệt độ cảm nhận được” trên 46 độ C. Ở mức này, căng thẳng nhiệt trở nên “cực độ” và được coi là đe dọa tính mạng đối với bất kỳ ai, kể cả những người khỏe mạnh đã quen với nhiệt độ cực ẩm.

Trong suốt tháng 4 và tháng 5, Việt Nam, Campuchia, Lào và Malaysia cũng có vài ngày có khả năng gây ra tình trạng nắng nóng “cực độ”. Myanmar có 12 ngày như vậy cho đến khi Bão Mocha đổ bộ vào quốc gia này ngày 14/5 làm giảm nhiệt cho không khí nhưng lại tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng và nhà cửa.

Theo báo cáo của tổ chức World Weather Attribution (WW), đợt nắng nóng từ tháng 4 đến tháng 5 ở Đông Nam Á đã gây ra tình trạng nhập viện trên diện rộng, làm hư hỏng đường xá, gây ra hỏa hoạn và khiến trường học phải đóng cửa.

Theo các chuyên gia của WWA, do biến đổi khí hậu, nhiệt độ cảm nhận được nóng hơn hai độ so với nhiệt độ có thể xảy ra nếu không có hiện tượng nóng lên toàn cầu do ô nhiễm gây ra.

Zachariah, một trong những tác giả của báo cáo, nói với CNN: “Khi bầu khí quyển trở nên ấm hơn, khả năng giữ ẩm của nó trở nên cao hơn và do đó khả năng xảy ra các đợt nóng ẩm cũng tăng lên. Chuyên gia này cũng cho biết, nếu sự nóng lên toàn cầu tiếp tục tăng lên 2 độ C, những đợt nóng ẩm như vậy có thể xảy ra thường xuyên hơn gấp 10 lần. 

Giải pháp nào để thích ứng?

Bên cạnh những nguy cơ trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người, một mối đe dọa quan trọng khác của sóng nhiệt nằm ở tác động của chúng đối với an ninh lương thực. Các đợt nắng nóng gây thiệt hại cho mùa màng và ảnh hưởng lớn đến nguồn nước cung cấp cho nông nghiệp.

Vì thế, theo Tiến sĩ Vinod Thomas của Viện ISEAS-Yusof Ishak, trung tâm nghiên cứu xã hội, chính sách và môi trường tại Singapore, thì khử cacbon toàn diện cho nền kinh tế là câu trả lời lâu dài và duy nhất cho sự nóng lên toàn cầu.

Người dân Đông Nam Á đang phải vật lộn để thích ứng với nắng nóng và các điều kiện thời tiết cực đoan khác của biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa: GI

Bên cạnh đó, các nước ASEAN phải đầu tư vào việc xây dựng khả năng phục hồi và chống chịu khí hậu. Các biện pháp nông nghiệp mới không sử dụng nhiều nước, như tưới nhỏ giọt, phải được khuyến khích, trong khi nông dân cần được hỗ trợ chuyển đổi sang các giống cây trồng chịu được nắng nóng. Luật chống đốt nương làm rẫy phải được thực thi hiệu quả, để cắt giảm không chỉ ô nhiễm không khí mà còn cả lượng khí thải carbon.

An ninh lương thực cũng có thể được hỗ trợ bằng cách hạn chế lãng phí. 1/3 tổng số lương thực được sản xuất trên toàn thế giới - tương đương 1,3 tỷ tấn - bị thất thoát hoặc lãng phí hàng năm, đóng góp tới 1/10 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Có tới 50% tổn thất sắn ở Thái Lan xảy ra trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch. Chỉ 10% thực phẩm dễ hỏng ở Ấn Độ có kho lạnh, khiến 30% trái cây và rau quả bị thất thoát. Nghiên cứu của Tiến sĩ Vinod Thomas đã cho biết như vậy.

Kế hoạch thực hiện các giải pháp làm mát xanh cũng cần được đẩy mạnh trên khắp Đông Nam Á. Ở những khu vực bị đô thị hóa, nhiệt bị giữ lại bởi bê tông và nhựa đường trong các tòa nhà và đường xá vào ban ngày, sau đó được giải phóng vào ban đêm, dẫn đến hiệu ứng đảo nhiệt đô thị.

Là một phần của “Kế hoạch Xanh Singapore 2030”, quốc gia này đang triển khai các giải pháp làm mát bền vững, chẳng hạn như làm mát khu vực phân tán ở Tampines. Trong hệ thống tiết kiệm năng lượng này, nước lạnh được tạo ra trong một nhà máy làm mát trung tâm, sau đó được dẫn đến các tòa nhà khác nhau thông qua một mạng lưới ngầm để cung cấp điều hòa không khí.

Bên cạnh công nghệ như vậy, cây xanh trên đường phố, rừng đô thị và mái nhà xanh có thể giúp làm mát các khu vực đô thị. Những giải pháp này vừa không tốn kém, vừa bền vững, và hoàn toàn có thể được thực hiện bởi bất cứ quốc gia nào.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm