Thị trường hàng hóa
Theo đó, tại Diễn đàn Đối tác và Lãnh đạo ASEAN 2022, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã khẳng định rằng, việc thực thi Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Hiệp định RCEP) đã và đang đóng góp vào sự phục hồi kinh tế bền vững và bao trùm sau đại dịch Covid-19. Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải "tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là Hiệp định RCEP, là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trong lịch sử toàn cầu”.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen với vai trò là Chủ tịch ASEAN năm 2022, cho biết ASEAN phải tiếp tục thúc đẩy hội nhập kinh tế và biến khối thành một trung tâm thương mại và đầu tư hấp dẫn và năng động bằng cách giảm các rào cản về thuế và phi thuế. Ông cũng chính thức tuyên bố khai mạc Câu lạc bộ Kinh tế ASEAN.
Câu lạc bộ kinh tế ASEAN sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hội nhập kinh tế ASEAN gắn kết hơn thông qua đóng góp trong việc giám sát, đánh giá và tư vấn... về việc thực hiện các thỏa thuận mà các nhà lãnh đạo ASEAN đã đạt được, đặc biệt là về các hiệp định thương mại tự do, Hiệp định RCEP và các hiệp định khác có liên quan đến trụ cột kinh tế.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Campuchia kiêm phát ngôn viên Penn Sovicheat cho biết, RCEP đã tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các dòng đầu tư và thương mại xuyên biên giới, đồng thời tạo ra một thị trường rộng lớn. RCEP là hiệp định toàn diện, bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, giải quyết tranh chấp, thương mại điện tử, cạnh tranh và sở hữu trí tuệ. Hiệp định thương mại này đã thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do và tất cả các nước tham gia sẽ được hưởng lợi từ nó trong dài hạn.
Kin Phea, Tổng giám đốc Viện Quan hệ quốc tế tại Học viện Hoàng gia Campuchia cho biết, RCEP là hợp tác thương mại đa phương và cấu trúc của nó thực sự nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia. RCEP là công cụ để lật đổ chủ nghĩa đơn phương đang leo thang vì nó kéo tất cả các hiệp định thương mại tự do song phương vào một lĩnh vực kinh tế, dưới một phán quyết thương mại chung.
Joseph Matthews, Giáo sư cấp cao tại Đại học Quốc tế BELTEI ở Phnom Penh, cho biết, RCEP đã và đang tạo ra một động lực lớn cho sự phục hồi kinh tế khu vực và toàn cầu trong thời kỳ hậu đại dịch Covid-19. Thỏa thuận thương mại lớn này có tiềm năng to lớn đối với tất cả các nước tham gia để thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư cũng như đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế của họ sau đại dịch.
Theo RCEP, tất cả các nước thành viên sẽ gặt hái được những lợi ích lâu dài bằng cách tích hợp sâu hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân. Có hiệu lực vào tháng 1/2022, hiệp định thương mại siêu khu vực bao gồm 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN là Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và 5 đối tác thương mại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm