Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
10:00 01/03/2023

Dầu thô Mỹ ồ ạt chảy vào châu Âu

Khi phương Tây gần như xa lánh dầu khí của Nga, xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang lục địa già tăng vọt. Qua đó, có thể thấy triển vọng tích cực của ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến nơi xứ cờ hoa.

Kể từ khi châu Âu áp trừng phạt lên năng lượng của Nga, xuất khẩu dầu thô kỷ lục của Hoa Kỳ đã giúp lấp đầy khoảng trống ở châu Âu với lượng dầu cần thiết để sản xuất xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay.

Theo công ty theo dõi tàu Kpler, kể từ tháng 2/2022, lượng hàng hóa của Mỹ vận chuyển bằng đường biển trung bình hàng tháng đến “lục địa già” đã tăng 38% so với khoảng thời gian 12 tháng trước đó.

Một khu vực khai thác dầu đá phiến ở phía tây Texas,Mỹ. Ảnh: WSJ.

Một đội tàu chở dầu có kích thước bằng tòa nhà chọc trời đã vận chuyển nhiều dầu thô đến Đức, Pháp và Italy - các nền kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu, đặc biệt chỉ riêng Tây Ban Nha đã thúc đẩy lượng mua khoảng 88% trong giai đoạn này.

Trong những tháng gần đây, các chuyến hàng dầu từ Bờ biển vùng Vịnh đến châu Âu ở mức 1,53 triệu thùng mỗi ngày, lục địa này trở thành điểm đến lớn lý tưởng của dầu thô Mỹ so với châu Á.

Động thái tích cực này chứng tỏ ngành sản xuất dầu thô của Mỹ đã hồi sinh sau nhiều năm thị trường ảm đạm.

Giờ đây, bùng nổ sản xuất dầu từ đá phiến đã đưa Mỹ trở lại thành nhà sản xuất lớn, khai thác các nguồn nhiên liệu hóa thạch sẵn sàng vận chuyển đến tay khách hàng.

Theo Nhà Trắng, các chuyến hàng khí đốt tự nhiên của Mỹ đến châu Âu đã tăng hơn gấp đôi vào năm ngoái, hỗ trợ các hộ gia đình và nhà sản xuất của lục địa này sau khi Nga cắt giảm nguồn cung.

Các nhà phân tích cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ tăng cao đã giúp xoa dịu thị trường khi phương Tây hạn chế hầu hết hàng xuất khẩu của Nga bằng các lệnh cấm và trần giá mới trong những tháng gần đây.

Daniel Yergin, một nhà nghiên cứu năng lượng, đồng thời là phó chủ tịch của S&P Global nhận định: “Mỹ đã trở lại vị trí thống trị nhất trong lĩnh vực năng lượng thế giới kể từ những năm 1950, năng lượng Mỹ hiện đang trở thành một trong những nền tảng của an ninh năng lượng châu Âu”.

Chênh lệch giá dầu mỏ đang ngày càng lớn giữa dầu thô châu Âu và Mỹ đã tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh dầu mỏ sinh lợi.

Từ lâu, hoạt động sản xuất tại các mỏ dầu Biển Bắc giữa Vương quốc Anh và Na Uy đã giảm dần, làm nổi bật dầu tiêu chuẩn Brent (Mỹ) – được coi là thước đo giá toàn cầu.

Đồng thời, các công ty khai thác của Hoa Mỹ đã sản xuất gần kỷ lục 11,9 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2022, dự báo mức cao kỷ lục trong năm nay và năm tới, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ cũng gặp phải nhiều thách thức.

Trong những tuần gần đây, các cơn bão mùa đông đã đánh sập các nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ, khiến nhiều nhà máy không thể xử lý nhiều dầu thô như bình thường. Nhiều người dẫn đã phải chìm trong bóng đêm vì mất điện.

Trước chiến tranh ở Ukraine, các nhà kinh doanh dầu khí ghi nhận mức chiết khấu của dầu ngọt nhẹ WTI khoảng 3 -4 đôla so với dầu Brent là đủ để trang trải chi phí vận chuyển đến châu Âu và các chi phí khác.

Hậu chiến tranh, mức chênh lệch đó đã tăng vọt, có thời điểm đạt đỉnh 10 đô la/thùng, khi xung đột kinh tế giữa Moscow và phương Tây làm xáo trộn các tuyến đường vận chuyển và đẩy nhu cầu về tàu chở dầu tăng cao.

Vào thứ Sáu tuần trước, các hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 4 cao hơn 6,84 USD/thùng so với WTI, theo dữ liệu thị trường của Dow Jones.

Gregory Brew, nhà phân tích năng lượng tại Eurasia Group, cho biết: “Mỹ sẽ tiếp tục sản xuất dầu với số lượng lớn trong tương lai. “Câu hỏi lớn hơn là ‘Châu Âu sẽ tự quyết định điều gì?’”.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm