Thị trường hàng hóa
"Ấn Độ, hay bất kỳ quốc gia đơn lẻ nào khác trên thế giới, không có khả năng thay thế hoàn toàn vị trí ‘công xưởng thế giới' của Trung Quốc trong thời gian ngắn", nhà nghiên cứu Hu Zhiyong của Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải được Nhật báo Kinh tế thuộc sở hữu nhà nước dẫn lời hôm 6/1.
Ngoài ra, vị này nhấn mạnh: Việc Ấn Độ thực hiện nhiệm vụ chuyển giao một phần chuỗi công nghiệp của Trung Quốc thậm chí còn khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, nhiều công ty đa quốc gia vẫn thận trọng khi đầu tư vào Ấn Độ, một phần là do thuế quan của Chính phủ nước này đối với các bộ phận do nước ngoài sản xuất.
Nhận xét của ông được đưa ra trong bối cảnh cuộc tranh luận sôi nổi ở Trung Quốc về việc liệu nước này có đang đánh mất vị thế lâu nay trong chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch COVID-19, lo ngại về những bất ổn chính sách và căng thẳng địa chính trị với Mỹ, cũng như lời kêu gọi từ các doanh nghiệp nước ngoài về việc cắt giảm phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Nhiều người nhận định, Trung Quốc là nơi quy tụ của nhiều nhà máy sản xuất quốc tế lớn nhất thế giới - đây chính là cốt lõi để hình thành và duy trì vị trí công xưởng thế giới. Trung Quốc sản xuất tất cả mọi thứ, từ đôi vớ bình thường cho đến sản phẩm công nghệ sinh học tối tân. Đây là khả năng mà nhiều nền kinh tế khó có thể bắt kịp trong thời gian ngắn.
Theo ông Hu, ngoài mức thuế cao đối với các linh kiện do nước ngoài sản xuất, cơ sở hạ tầng yếu kém của Ấn Độ cũng làm tăng cả chi phí và rủi ro đối với các khoản đầu tư của các công ty đa quốc gia.
Ông nói: “Chi phí hậu cần vận tải đường bộ của Ấn Độ cao hơn khoảng 20 đến 30% so với Trung Quốc do điều kiện đường sá và cơ sở vật chất hỗ trợ kém. “Ấn Độ thường xuyên bị mất điện ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp và giá nước của nước này cao hơn khoảng ba lần so với Trung Quốc”.
Ngoài ra, thị trường tiêu dùng của tầng lớp trung lưu Ấn Độ cũng không lớn lắm, vì nhu cầu tiêu dùng của họ không cao.
Cùng với lợi thế là quốc gia đông dân nhất nhì hành tinh với Trung Quốc, tuy nhiên, nhân công có tay nghề cao của Ấn Độ chỉ chiếm một phần nhỏ trong lực lượng lao động.
Năm 2015, tỷ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên ở Ấn Độ chỉ khoảng 72%, SCMP trích dẫn. Ngược lại, vào năm 2020, tỷ lệ biết chữ tương đương ở Trung Quốc đã tăng lên hơn 97% từ khoảng 96% vào năm 2010, theo Cục Thống kê Quốc gia.
Thị trường Ấn Độ có vẻ hấp dẫn hơn, nhưng tình hình thực tế khác với những gì tưởng tượng.
Trong ba năm qua, đại dịch của Trung Quốc đã góp phần nặng nề vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Theo báo cáo “Triển vọng kinh tế thế giới” của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào tháng 10/2022, nền kinh tế Trung Quốc được dự đoán sẽ tăng trưởng 4,4% trong năm nay, so với 6,1% của Ấn Độ.
Những bất ổn về chính sách và chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong bối cảnh hạn chế do đại dịch càng làm phức tạp thêm môi trường đầu tư của Trung Quốc vốn đã căng thẳng với các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Nhiều công ty xuyên quốc gia như Apple, Samsung và Foxconn đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng để bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.
Với lao động rẻ hơn và các chính sách nới lỏng hơn quy tắc phòng chống đại dịch, các quốc gia ở Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả Ấn Độ và Việt Nam, đã dần trở thành điểm đến thay thế cho các công ty vốn đã “thân quen” với nền kinh tế thứ nhì toàn cầu.
Trong khi một số nhà kinh tế Trung Quốc lo ngại rằng quốc gia này có thể đánh mất vị thế đã có từ lâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhiều nhà phân tích vẫn tự tin rằng sức hấp dẫn của Trung Quốc đối với các công ty đa quốc gia sẽ còn kéo dài khi nước này tiếp tục nâng cấp chuỗi cung ứng của mình.
Tại một diễn đàn kinh tế vào tháng 5, Liu Yuanchun, hiệu trưởng Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải, cho hay chi phí lao động và tiền thuê nhà tại các nhà máy của Trung Quốc tăng cao là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa của quốc gia.
Và điều này mang đến cơ hội cho Trung Quốc nâng cao năng suất, công nghệ và đổi mới để giảm chi phí sản xuất.
Yao Yang, giám đốc Trường Phát triển Quốc gia tại Đại học Bắc Kinh, cho biết tại một diễn đàn do trường và Citic Press Group tổ chức ở Trung Quốc rằng dù có biến động nhưng các ngành công nghệ cốt lõi sẽ không bao giờ chuyển ra khỏi Trung Quốc.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm