Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
07:00 03/01/2023

Đánh đổi mạng sống truy tìm “vàng của quỷ”

Ở Đông Java, Indonesia, hàng trăm thợ mỏ phải đối mặt với tử thần để khai thác lưu huỳnh, hay còn gọi là “vàng của quỷ”. Đây được coi là một trong những công việc nguy hiểm và vất vả bậc nhất thế giới.

Indonesia nằm trên vành đai núi lửa địa chấn và các mảng kiến tạo có kích thước hơn 40 ngàn km dọc theo lưu vực Thái Bình Dương. Ước tính, có 75% các núi lửa đang hoạt động và 90% trận động đất trên toàn thế giới xảy ra trong khu vực này. Quần thể núi lửa Ijen là một nhóm núi lửa nằm ở cuối phía Đông của hòn đảo Java, Indonesia. 

Thợ khai thác gánh lưu huỳnh rắn từ mỏ đá ở Indonesia. Ảnh: Agoes Rudianto/File.

Trong suốt ngày làm việc của mình, những người thợ mỏ phải chiến đấu với nhiều nguy hiểm, đặc biệt là vấn đề về sức khoẻ. Ngoài ra, việc tiếp xúc với nồng độ lưu huỳnh dioxit cao gây phơi nhiễm mạn tính, dẫn đến khó thở, tắc nghẽn đường thở, làm suy yếu chức năng, hoặc thậm chí là tử vong. Núi lửa có một môi trường khắc nghiệt, nơi không khí có thể đạt tới hơn 100 độ F.

Những người thợ mỏ khai thác mang tới 200 pound (gần 90kg) lưu huỳnh trên lưng, lên xuống những vách đá dựng đứng. Đôi vai của rắn rỏi từng ngày đã sưng tấy hoặc mang đầy vết tích.

 

Nhiều năm mang vác 70kg khiến vai của những người thợ mỏ bị sẹo và thậm chí có thể chèn ép xương sống của họ. Ảnh: Martin Williams.

Lưu huỳnh là một nguyên liệu phổ biến trong gia đình, được sử dụng trong mọi thứ, từ que diêm đến nhiều loại pin và đường. Nó là một thành phần thiết yếu trong các sản phẩm cao su và sản xuất rượu vang, đồng thời nó được sử dụng trong pháo hoa và thuốc súng.

Bất chấp rủi ro, khai thác lưu huỳnh là một công việc hấp dẫn ở vùng xa xôi này của Indonesia. Nhờ việc được trả lương cao so với các ngành nghề khác của hòn đảo: những người khai thác lưu huỳnh kiếm được khoảng 12 đô la Mỹ (~284.000 vnd) đến 17 đô la Mỹ (402.000 vnd) một ngày.

Vào đầu mỗi ngày, Mistar - thợ khai thác lưu huỳnh, đều đi xe đạp đến miệng núi lửa để làm việc. Sau đó, ông đi bộ 2 dặm đến sườn núi lửa, hành trang chỉ mang theo giỏ và xà beng xuống miệng núi lửa sâu 1.000 foot.

 

Hầu hết các thợ mỏ được trả theo trọng lượng lưu huỳnh mà họ mang xuống mặt đất. Ảnh: SCMP.

Mistar làm việc gần một trong những hồ núi lửa độc hại nhất thế giới. Hàm lượng axit trong hồ giống như axit trong pin, nếu tiếp xúc với miệng của công nhân, răng của họ có thể bị rụng. Nếu vô tình ăn phải, nguy cơ cao sẽ gây chết người.

“Mùi khói lưu huỳnh rất nồng”, ông nói. “Nó có mùi chua, thoảng như mùi trứng rán. Nhưng nếu nó lọt vào mũi hoặc miệng, chúng sẽ làm ta ngạt thở. Vì vậy, “những người thợ mỏ tự bảo vệ mình khỏi khói lưu huỳnh bằng mặt nạ chống độc”.

Thậm chí, nhiều người không đủ tiền mua mặt nạ phòng độc nên họ dùng khăn tay hoặc khăn nhúng nước để giữ cho bột lưu huỳnh không dính vào.

 

Cảnh bình minh ở Ijen: Mò mẫm tìm cách mưu sinh. Ảnh: SCMP.

Những người thợ mỏ sử dụng tay không để di chuyển các khối này, mặc dù việc thường xuyên chạm vào lưu huỳnh rắn có thể gây phát ban và phồng rộp.

Sau khi chất đầy giỏ, Mistar vác chúng lên vai để quay ngược trở lại. Nhưng điều này chưa bao giờ dễ ràng: ông Mistar nặng gần 59 kg và trọng lượng tối đa mà ông có thể mang là khoảng gần 70 kg.

Một số thợ mỏ trẻ tuổi có thể mang tới 90 kg lưu huỳnh trong một lần tải. Họ phải kéo nó lên những bức tường dốc của miệng núi lửa, băng qua những con dốc cheo leo, nói chung, con đường di chuyển không mấy dễ dàng.

Được bao bọc trong khói và hơi độc, những người thợ mỏ vứt đi các khối cứng và vận chuyển từ 70 - 90 kg quặng lưu huỳnh khỏi miệng hố hai lần một ngày.

Khoảng 98 phần trăm lưu huỳnh của thế giới đều đến từ ngành công nghiệp dầu khí và các công ty dầu mỏ Indonesia. Ngày nay, ngành công nghiệp lưu huỳnh từ dầu mỏ và khí đốt trị giá gần 13 tỷ đô la Mỹ và dự kiến sẽ tiếp tục phát triển.

Núi lửa Ijen là một trong những nơi duy nhất còn lại trên thế giới mà người ta vẫn khai thác lưu huỳnh theo cách này, bất chấp nguy hiểm. Chi phí mà các công ty khai thác mỏ khai thác lưu huỳnh từ Ijen bỏ ra sẽ rẻ hơn, đồng thời việc khai thác mỏ trả nhiều tiền hơn các công việc khác trên đảo, chẳng hạn như làm nông nghiệp.

Điều kiện làm việc ở đây rất nguy hiểm, nhiều thợ mỏ không sống quá 50 tuổi.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm